Vụ đánh bom ở Bangkok “sặc mùi” khủng bố quốc tế

Google News

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia an ninh cho rằng vụ đánh bom ở Bangkok “sặc  mùi” khủng bố quốc tế, không phù hợp với cung cách hoạt động của các nhóm ở Thái Lan.

Các nhóm này bao gồm phong trào ly khai Hồi giáo ở miền nam Thái Lan và phe "Áo đỏ" đối thủ của chính quyền quân sự hiện nay.
Vu danh bom o Bangkok “sac  mui” khung bo quoc te
Cảnh sát Thái Lan xác định và phát lệnh truy nã "kẻ đánh bom" là người đàn ông bị camera của CCTV chộp được tại hiện trường vụ đánh bom.
Phong trào ly khai Hồi giáo đã nổi dậy đánh nhau với chính quyền Thái Lan  từ nhiều thập kỷ, với việc xung đột gia tăng cường độ từ năm 2004.
Các nhóm phiến quân Hồi giáo chính như  Barisan Nasional Revolusi (BRN) cũng tấn công dân thường và thỉnh thoảng đánh bom các mục tiêu bên ngoài khu vực hoạt động, nhưng chưa bao giờ tấn công Bangkok và rất hiếm khi đánh bom qui mô lớn như vụ đánh bom ở Bangkok ngày 17/8.
Sáng 18/8, hôm qua, Tư lệnh quân đội Udomdej Sitabutr nói trên truyền hình rằng vụ đánh bom ở Bangkok "không phù hợp với các vụ  ở miền nam Thái Lan (và) loại bom được sử dụng cũng không giống với loại bom thường được sử dụng ở miền nam".
Ông Anthony Davis, một nhà phân tích an ninh của HIS Jane’s tại Bangkok, cho biết vụ đánh bom ở Bangkok không có “dấu vân tay” của phiến quân ly khai Hồi giáo ở miền nam Thái Lan. Ông nói thêm: “Xét về qui mô thương vong của vụ đánh bom ở Bangkok khó có thể qui trách nhiệm cho các nhóm ở Thái Lan vốn thường hay nhằm mục đích gửi thông điệp và tránh thương vong. Điều này dẫn chúng ta tới các nhóm khủng bố quốc tế”.
Do đền Erawan là nơi tụ tập thường xuyên của  khách du lịch đến từ Trung Quốc, cũng có suy đoán rằng vụ đánh bom ở Bangkok có thể  liên quan đến người Uighur, một thiểu số người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc, vốn  đã cáo buộc Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tôn giáo.
Tháng trước, Thái Lan trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc, một động thái bị phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ cực lực lên án.
Thế nhưng, một số nhà phân tích nói rằng mặc dù có những yếu tố bạo lực trong phong trào phản kháng của người Uighur, nhưng một cuộc tấn công quy mô  bên ngoài Trung Quốc như vụ đánh bom ở Bangkok ngày 17/8 vẫn là không bình thường.
Nhà phân tích Anthony Davis nói: "Tôi không nghĩ rằng những người Uighur có sự tinh tế và có nhiều kết nối (ở Bangkok) để gây ra vụ đánh bom khủng bố này".
Phát biểu qua điện thoại từ Mỹ, Tiến sĩ Zachary Abuza, một chuyên gia độc lập về các vấn đề chính trị-an ninh Đông Nam Á, cho biết: "Tôi không ủng hộ giải thiết về người Uighur”.
Tuy nhiên, trong khi đồng ý vụ đánh bom ở Bangkok không liên quan đến các phe phái chính trị Thái Lan, một nhà phân tích thứ ba –yêu cầu giấu tên – nói với báo The Straits Times: “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, trong đó bao gồm người Uighur, đã được tại Al-Qaeda đề cao trong nhiều năm qua. Người Uighur vừa rời  Trung Quốc khó có thể làm chuyện này (đánh bom ở Bangkok), những đối với những người Uigur khác, Thái Lan sẽ là một mục tiêu dễ tấn công”. Ông này lưu ý khía cạnh có nhiều công dân Trung Quốc là nạn nhân của vụ đánh bom ở Bangkok vừa qua.
Về giả thiết phe Áo đỏ gây ra vụ đánh bom Bangkok, Tiến sĩ  Zachary Abuza nói phe Áo đỏ “không bao giờ nhắm Bangkok bằng chất nổ cao và gây thương vong hàng loạt”. Ông nói: “Tôi không thể tưởng tượng việc họ (phe Áo đỏ) nhắm mục tiêu vào một địa điểm tôn giáo thường xuyên của người Thái”.
Về giả thiết đổ tội cho phiến quân ly khai ở miền nam Thái Lan, ông Tiến sĩ Zachary Abuza cho biết: "Mặc dù những người ly khai  miền nam trẻ rất thất vọng, nhưng họ chưa bao giờ tấn công Bangkok Và cảnh sát đã loại trừ khả năng này..."
Vu danh bom o Bangkok “sac  mui” khung bo quoc te-Hinh-2
Người ta không nên bỏ qua đặc điểm chủng tộc (giống người Caucasus hoặc Ả-rập) của người đàn ông  bị camera CCTV ghi hình. 
Tiến sĩ Zachary nói thêm: "Có thể còn một loạt yếu tố khác mà chúng ta chưa xem xét. Người ta không nên bỏ qua đặc điểm chủng tộc của người đàn ông (mặc áo phông màu vàng) bị camera CCTV ghi hình. ISIS (Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria) ở Malaysia và Indonesia đã vươn lên từ  đống tro tàn của tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah, nhưng chúng ta không biết được sự vươn lên này đến mức độ nào”.
Một điểm mà các nhà phân tích đồng ý với nhau là người đàn ông đặt bom này  không hành động một mình. Ít nhất cũng phải có một nhóm khủng bố nhỏ tham gia vào việc chế tạo bom và lựa chọn các mục tiêu.
Tiến sĩ Abuza kết luận rằng vụ đánh bom ở Bangkok là một chiến dịch phức tạp tinh vi” và những kẻ tiến hành vụ này đã “suy nghĩ rất nhiều trong khâu lựa chọn mục tiêu”.
 
Minh Châu (Theo Straits Times)