Kể từ khi Trung Quốc thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, giới phân tích cho rằng việc Bắc Kinh áp đặt một ADIZ tương tự ở Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian.
|
Thẩm phán Philippines, Antonio Carpio: Trên thực tế, Trung Quốc đã thực thi ADIZ ở Biển Đông, trên không phận quần đảo Trường Sa. |
Thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, ông Antonio Carpio - một thẩm phán cao cấp của Tòa án Tòa án tối cao Philippines - cho biết rằng trên thực tế, Trung Quốc đã
thực thi ADIZ ở Biển Đông. Ông giải thích: Mọi máy bay của Philippines bay trên quần đảo Trường Sa đều nhận được cảnh báo cảnh báo nghiêm khắc từ phía Trung Quốc thông qua sóng vô tuyến, yêu cầu "tránh xa khỏi khu vực”. Thẩm phán cao cấp Antonio Carpio nói thêm: “Hiện thời, họ (Trung Quốc) đang thực thi ADIZ trên quần đảo Trường Sa”.
Theo thẩm phán Carpio, thiết lập ADIZ là một phần mưu đồ lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên ở đó. Hành vi của Bắc Kinh trong vài năm qua - từ quấy rối các tàu đánh cá của các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác đến hút cát đắp đảo nhân tạo trái phép trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa - cho thấy rằng Trung Quốc muốn thâu tóm tất cả thủy sản, dầu khí và tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn” phi lý trái với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có ý đồ sử dụng các “đảo nhân tạo” làm các tiền đồn chiến lược để giành ưu thế quân sự. Thẩm phán Carpio nói: "Mưu đồ của Trung Quốc là nhằm kiểm soát Biển Đông vì các mục đích kinh tế và quân sự".
Ông Carpio thừa nhận rằng khả năng đối phó về mặt quân sự của Manila là khá hạn chế vì Philippines không thể nào chạy đua với Trung Quốc, nước đang sản xuất hàng loạt các chiến “với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia trong lịch sử thế giới thời bình”. Manila đã rất thận trọng trong phản ứng vì Bắc Kinh thường đáp lại động thái của Philippines bằng những hành động quyết liệt dữ dội như chiếm giữ toàn bộ các tính năng ở Biển Đông như trường hợp bãi cạn Scarborough.
Thẩm phán Antonio Carpio nói: "Vì vậy, chúng tôi rất thận trọng để tránh bị rơi vào cái bẫy chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể sánh với Trung Quốc về mặt quân sự”.
Thẩm phán Carpio nhấn mạnh tầm quan trọng của vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trong tài Liên Hợp Quốc (PCA) ở La Haye, chống tuyên bố chủ quyền trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn” mà nước này tự vẽ ra. Ông cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không thách thức các hành động của Bắc Kinh, điều này có nguy cơ làm suy yếu các quy định của luật pháp quốc tế và dẫn đến các "quy tắc của pháo hạm” (chân lý thuộc về kẻ mạnh) cũng như một cuộc chạy đua vũ giữa các quốc gia ven Biển Đông. Ông nói: “Chúng tôi không muốn các nguồn tài lực dành cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội bị chuyển sang cho việc mua tàu chiến và tên lửa”.
Mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của tòa án PCA, thẩm phán Carpio cho rằng cộng đồng quốc tế có thể gây áp lực buộc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế vì chính phủ Trung Quốc cần đến thế giới để bảo toàn danh tiếng và duy trì sự thịnh vượng của đất nước. Ông Carpio nói: “Chỉ khi nào cái giá của việc không tuân thủ (phán quyết của PCA) vượt xa cái giá của tuân thủ, thì Trung Quốc mới chịu lùi bước”.
Minh Châu (Theo The Diplomat)