Theo đó, tờ Business Insider cho rằng, khả năng rất cao, Nghị định thư Minsk (ký ngày 5/9) cũng như bản ghi nhớ Minsk kèm theo sẽ khó được các bên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, điều khoản kêu gọi các bên “rút các nhóm vũ trang, trang thiết bị quân sự cũng như chiến binh và lính đánh thuê” vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ đối với dư luận trong năm 2015 này.
|
Các binh sĩ Ukraine bước trên nóc xe bọc thép chở quân (APC) trong lễ bàn giao các trang vũ khí quân sự tổ chức ở ngoại ô Zhytomyr ngày 5/1/2014.
|
Thực vậy, giả sử cuộc xung đột đó phân ra được ai là "kẻ thắng người thua" thì khả năng “người thắng cuộc” lại tự nguyện hạ vũ khí và nhượng lại vùng đất mà họ vừa chiếm được cho kẻ bại trận gần như là không thể có. Đó dường như là dự đoán có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với các dân quân ly khai vùng Donbass bởi vì họ thiếu một cơ quan chỉ huy thống nhất cũng như một đội ngũ lãnh đạo khăng khít.
Vì lẽ đó, đoàn Giám sát đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang tác nghiệp ở Ukraine cũng sẽ khó có cơ hội để thoải mái giám sát tình hình chiến sự ở vùng chiến cũng như hoạt động triển khai quân và vũ khí của phe ly khai. Đó là hai điều khoản khác được nêu trong Thỏa thuận Minsk.
Gần đây, Kiev cáo buộc, 20.000 chiến binh ly khai đang hiện diện ở miền đông, trong số đó có tới 7.500 là lính chuyên nghiệp Nga. Bỏ qua về việc số lượng quân ly khai trên là chính xác hay không thì vẫn có rất ít cơ hội để các quan sát viên OSCE xác nhận hay bác bỏ cáo buộc trên.
Cuối cùng, việc thực thi các điều khoản nhằm khôi phục chủ quyền cho Ukraine sẽ là điều chúng ta khó trông thấy trong năm 2015. Bởi lẽ, các luật “phân quyền” hay các sửa đổi của nó đều sẽ bị phe ly khai chối bỏ.
|
Lính Ukraine tập trung gần Slaviansk ngày 8/7/2014.
|
Vô hình chung, các lời kêu gọi gỡ bỏ lệnh cấm vận lên Moscow với điều kiện Nga thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk sẽ nhận được không ít những hoài nghi của mọi người.
Đặc biệt, nếu trong trường hợp Ukraine trở thành thành viên chính thức của EU và đặc biệt là của NATO, thì đó sẽ là điều mà Nga lo ngại bấy lâu nay. Chính bởi lẽ đó, bất chấp các trừng phạt hay sụt giảm kinh tế, Nga cũng sẽ không thay đổi các mục tiêu chiến lược của họ trong năm 2015. Do vậy, Moscow sẽ cố gắng làm mọi điều để duy trì áp lực lên Kiev. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ không đồng ý bất cứ điều gì khiến sự tồn vong của
hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine (bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk – DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk - LPR) lâm vào nguy hiểm.
Bài báo trên cho rằng, điện Kremlin có lẽ cũng không hi vọng về một “cuộc xung đột đóng băng” ở Donbass. Đối với họ, tình hình xung đột có đóng băng cũng chưa chắc đã ngăn được một “phiên bản Ba Lan thứ hai” đối với Ukraine.
Cùng với đó, Nga sẽ không đơn phương gửi lực lượng hòa bình tới vùng miền đông Ukraine trong năm 2015. Làm như vậy, họ sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng như thiết lập trật tự cũng như cứu vãn nền kinh tế bị tàn phá nặng nề ở vùng đất nhiều chiến sự trên. Theo báo này, Nga muốn dùng Donbass làm đòn bẩy cho mình chứ không hề muốn chiếm đóng vùng lãnh thổ đó. Moscow hi vọng, DPR và LPR vẫn sẽ là một phần của Ukraine nhưng hai vùng đất đó sẽ có quyền phủ quyết trong vấn đề gia nhập các liên minh hay các mối quan hệ hướng ngoại của chính quyền trung ương Kiev.
|
Đoàn xe quân sự của dân quân ly khai thân Nga đang tiến về hướng Donetsk ngày 10/12/2014.
|
Tờ
Business Insider đặt ra nghi ngờ, Ukraine và phương Tây, chứ không phải là Nga, sẽ chi trả cho công cuộc tái kiến thiết nền kinh tế vùng Donbas. Đến lúc đó, miền đông Ukraine, vùng đất đã trải qua một thời gian khá dài trong tình trạng bất ổn nội bộ và suy giảm kinh tế trầm trọng, sẽ khiến các nước phương Tây và cả Kiev tiêu tốn số tiền không nhỏ để vực dậy nơi này. Chính điều đó sẽ gây nên sự chia rẽ trong các nước phương Tây và cuối cùng dẫn tới việc quay trở lại một chính phủ thân Nga ở Kiev.
Tuy nhiên, có rất ít cơ hội để Kremlin đạt được các mục tiêu đó trong năm 2015 này. Do vậy, để đạt được những điều đó, theo tờ báo trên, Nga sẽ vẫn duy trì áp lực quân sự, kinh tế và cả chính trị lên Ukraine xuyên suốt trong năm 2015.
Thanh Nga (theo BI)