Có xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai?

Google News

(Kiến Thức) - Liệu vụ Panama bắt giữ một tàu chở hàng Triều Tiên có gây ra một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai?


Tên lửa SAM-2 phù hợp với Bảo tàng Chiến tranh lạnh hơn triển khai ở chiến trường. 
Theo các chuyên gia phương Tây, không nhất thiết phải “chuyện bé xé ra to” vì số vũ khí Cuba ở trên con tàu Triều Tiên bị Panama bắt giữ “phù hợp hơn với Bảo tàng Chiến tranh lạnh chứ không phải để đánh nhau trong thế kỷ 21”.

Con tàu Chong Chon Gang của Triều Tiên bị giới chức Panama bắt giữ đã bí mật chở 240 tấn vũ khí phòng thủ do Liên Xô cũ chế tạo - bao gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không, 9 chín tên lửa SA-2 tháo rời và hai máy bay chiến đấu MiG-21. Giới chức Panama chưa công bố chi tiết về những gì mà họ đã bắt giữ.

Phía Cuba tuyên bố các loại vũ khí “cổ lỗ” nói trên được đưa sang Triều Tiên để sửa chữa. Và các chuyên gia đã xác nhận tuyên bố này cũng không mấy xa sự thật .

James O'Halloran, biên tập viên của tạp chí quốc phòng Jane, nói: "Đây là là những thứ vũ khí thực sự cũ kỹ, được thiết kế chế tạo hồi những năm 1940 và 1950. Rất ít quốc gia còn sử dụng hệ thống tên lửa phòng không SA-2 để làm vũ khí phòng thủ chiến trường”.

Hệ thống tên lửa phòng không SA-2 được thiết kế chế tạo trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1960 và được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Loại tên lửa này cần có một kíp lái ngồi trong xe điều khiển tên lửa phóng vào mục tiêu, chứ không được điều kiện bằng vệ tinh hay hệ thống tự động bám đuổi mục tiêu.

Chuyên gia O'Halloran cho rằng tên lửa SA-2 khó có thể bắn trúng các máy bay chiến đấu hiện đại thời nay
và không một quân đội hiện đại nào còn sử dụng hệ thống vũ khí “cổ lỗ sĩ” này.

 

 

Triều Tiên và Cuba không phải là những nước có quân đội được trang bị vũ khí hiện đại...

Nhưng Triều Tiên và Cuba không phải là những nước có quân đội được trang bị vũ khí hiện đại, do lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây kéo dài hàng thập kỷ (thậm chí Mỹ đã cấm vận Cuba hơn nửa thế kỷ qua).


Nhà phân tích Mike Elleman - chuyên gia cao cấp về  Hợp tác an ninh khu vực của IISS – nói:  "Nếu mua một hệ thống vũ khí mới, người ta vừa phải mua phần cứng vừa phải trả chi phí đào tạo…Điều này có thể mất một năm hoặc lâu hơn, nếu mua một số các hệ thống phòng không hiện đại hơn của Nga. Khốn nỗi, Cuba không có đủ tiền để mua những thứ này”.

Ngay cả khi Cuba có đủ tiền, các quốc gia như Nga cũng sẽ không muốn bán các hệ thống vũ khí tiên tiến cho nước này vì ngại Mỹ phản ứng.

Chính vì vậy mà cách tốt nhất đối với Cuba là cải tiến, nâng cấp các hệ thống vũ khí bị coi là “lỗi thời” như SA-2 cũng như các máy bay chiến đấu phản lực MiG-21 được sản xuất vào cuối năm 1985.

Các chuyên gia cho rằng vụ Panama bắt giữ lô hàng vũ khí của Cuba không thể nào gây ra một vụ khủng hoảng tên lửa thứ hai ở khu vực Caribe, khi mà quan hệ Mỹ-Cuba đang có dấu hiệu tan băng sau nhiều thập kỷ căng thẳng.

Việc tàu Chong Chon Gang chở 10.000 tấn đường nâu cùng với số vũ khí “cổ lỗ” nói trên rất có thể là hợp đồng “dùng đường nâu đổi lấy sửa chữa vũ khí” giữa Cuba và Triều Tiên.

Theo các chuyên gia, vụ Panama bắt giữ tàu chở hàng Triều Tiên là “Chuyện không có gì mà làm ầm ĩ như thế”, như một vở kịch cùng tên của nhà viết kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare.

Lê Chân (theo CNN)