Bài viết của Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học King's College, London, Anh, ông Harsh V Pant sẽ phần nào giúp độc giả Kiến Thức hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức trong mối quan hệ Trung-Ấn.
Sau chuyến viếng thăm Nhật Bản thành công hồi đầu tháng 9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp tục tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vào ngày 17/9.
|
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ.
|
Sau chuyến đi này ông sẽ tới Mỹ vào cuối tháng 9. Và nó được dùng để nói rằng, cả chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình tới Ấn Độ và của ông Modi tới Mỹ là điểm nhấn đáng kể.
Với lịch sử khá bất ổn trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Ấn Độ sẽ được quan sát sát sao và phân tích kỹ càng.
Trên cương vị là Bộ trưởng phụ trách Gujarat, ông Modi tới Trung Quốc năm lần, nhiều hơn tới bất cứ nước nào khác và ông rõ ràng rất ấn tượng bởi những thành công về kinh tế của Trung Quốc.
Thắng lợi lớn của ông trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 được một số người tại Bắc Kinh xem là một báo hiệu cho một giai đoạn tốt đẹp hơn. Họ miêu tả ông Modi là một “Nixon” của Ấn Độ, người sẽ đưa quan hệ Trung - Ấn lên tầm cao mới.
Tiếp cận cá nhân
Tâm trạng phấn khởi ban đầu nay nhường chỗ cho một cách đánh giá thực tế hơn nhưng Bắc Kinh nhìn nhận ông Modi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có thể hành động.
Vì thế một tiếp cận sớm tới ông Modi được nhìn nhận là tối quan trọng trong việc đảm bảo Ấn Độ không nhanh chóng ngả về một liên minh chống Trung Quốc đang nổi lên tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vào khi Mỹ muốn tái cân bằng chiến lược trong khu vực.
Ông Tập sẽ khởi đầu chuyến thăm từ bang Gujarat, quê hương ông Modi nhân sinh nhật lần thứ 64 đúng vào ngày 17/9. Tại đó ông sẽ được Thủ tướng Ân Độ đón tiếp và mời một bữa ăn tối truyền thống thịnh soạn bên bờ sông Sabarmati.
Ông Modi và ông Tập đã từng gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil. Ở đó, họ trở nên thân thiết, một điều sẽ được họ muốn sử dụng để chuyến đi được thành công.
Cũng giống ông Modi, ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo mạnh có đường lối dân tộc, người có định hướng cứng rắn về vấn đề an ninh quốc gia nhưng vẫn muốn hợp tác về kinh tế.
|
Ông Modi và ông Tập từng gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil.
|
Ông Modi có thể mạnh tay xoay xỏa về mặt ngoại giao hơn người tiền nhiệm của ông là ông Manmohan Singh, người bị giới hạn bởi thiếu quyền lực chính trị và chính sách ngoại giao lạc lõng của đảng ông.
Đảng Quốc đại từng bị tê liệt vì nỗi sợ gần như vô lý, đó là sợ làm Trung Quốc phật lòng, và rồi vì thế gây thiệt hại cho quan hệ của Ấn Độ với các đối tác của mình như Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, ông Modi lại ở vị thế tự tin hơn ngay từ khi ông nhậm chức.
Ông đã công khai nói về “sự bành trướng” của Trung Quốc và bắt đầu có những biện pháp cụ thể tạo phần đệm cho Ấn Độ trước những ảnh hưởng tiêu cực của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội một cách nhanh chóng. Ông cũng nêu rõ rằng ông sẽ làm tất cả để thu hút đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ.
Hoạt động ngoại giao năng động của ông Modi trong mấy tháng đầu tại nhiệm dường như đã khiến Trung Quốc chú ý rằng, chính phủ Ấn Độ không phải không có những lựa chọn khác trong bối cảnh địa chiến lược toàn cấu đang phát triển nhanh chóng.
Nó gia tăng không gian chiến lược của Ấn Độ mà ông Modi nay muốn làm đòn bẩy trong giao tiếp trao đổi với chính phủ Trung Quốc.
Trong một dấu hiệu rằng trọng tâm chuyến viếng thăm của ông Tập sẽ là quan hệ thương mại, Chủ tịch Trung Quốc sẽ được hơn 100 doanh nhân nước này tháp tùng.
Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tuyên bố một vài sáng kiến đầu tư lớn tại Ấn Độ vào khi khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc bắt đầu quan tâm trở lại Ấn Độ.
Ấn Độ không thích sự tham gia của Trung Quốc trong nhiều khu vực kinh tế vì vậy đã giảm lượng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Ấn Độ mặc dù có nhu cầu rất cao.
Các công ty của Trung Quốc nay sẽ được khuyến khích đầu tư vào Ấn Độ bằng việc khánh thành các khu công nghiệp chuyên dụng tại Ấn Độ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ nhưng với thâm hụt mậu dịch ngày càng gia tăng ở mức 40 tỷ USD. Đây là điều mà ông Modi vẫn tập trung tìm cách chấn chỉnh.
Trọng tâm về thương mại và các vấn đề kinh tế không có nghĩa là chính phủ của ông Modi có thể nhẹ tay trong các vấn đề chiến lược.
‘Con đường tơ lụa hàng hải’
Tuần trước Ngoại trưởng Ấn Độ, bà Sushma Swaraj, nêu rõ Trung Quốc phải tôn trọng các tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ tại Arunachal Pradesh.
“Để Ấn Độ đồng ý với chính sách một nước Trung Quốc thì Trung Quốc cần phải tái khẳng định chính sách một nước Ấn Độ,”, bà Swaraj lập luận.
Quan hệ Trung Ấn đang đứng trước một số thách thức, từ vấn đề biên giới gây phật lòng tới bất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng.
Nhận thức của công chúng đã trở nên tiêu cực khi tâm lý mất lòng tin chung giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng trong mấy năm gần đây.
|
Đã xảy ra cuộc chiến biên giới ngắn ngủi giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Himalaya năm 1962. |
Theo Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, đã xảy ra 334 vụ “vi phạm” của quân đội Trung Quốc qua biên giới Ấn Độ trong 216 ngày tính từ đầu năm nay.
Sự hiện diện ngày càng gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang chính là một thách thức cho Ấn Độ.
Chuyến thăm của ông Tập tới Maldives và Sri Lanka trước khi tới Ấn Độ đã nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc muốn phát triển liên hệ mật thiết với các quốc đảo ở Ấn Độ Dương.
Kế hoạch của Trung Quốc về một “con đường tơ lụa hàng hải” liên kết bằng cơ sở hạ tầng xuyên biên giới sẽ củng cố thêm vai trò của Trung Quốc tại vùng vào khi cả chính phủ Maldives và Sri Lanka đều vui mừng đón nhận lời mời tham gia sáng kiến của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng được mời nhưng vẫn còn chưa có thái độ rõ ràng về dự án và sẽ có quyết định.
Những thách thức này là rất to lớn nhưng đây là cơ hội lớn nhờ có giới lãnh đạo chính trị mạnh tại Bắc Kinh và Delhi. Cả ông Modi và ông Tập đều nhận rõ điều đó. Còn phải đợi mới biết được liệu họ có thể nắm bắt cơ hội này hay không.
Song Tử (theo BBC)