Trong bài viết đăng trên tờ Guardian của Anh, phóng viên Seumas Milne cho rằng NATO đang đe dọa hòa bình thế giới thay vì bảo vệ nó.
Dưới đây là nội dung bài báo được Kiến Thức lược dịch:
Ukraine muốn gia nhập NATO: Châm ngòi cho cuộc khủng hoảng
Những nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất của NATO đang nhóm họp tại Xứ Wales. Cho dù có thể NATO không phải là trung tâm trong kế hoạch ngăn chặn những mối hiểm họa từ Trung Đông và tiêu diệt IS (Nhà nước Hồi giáo) của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron, nhưng sau 13 năm với cuộc chiến xâm lược Afghanistan đẫm máu và ngăn chặn đầy tai hại với Syria, liên minh phương Tây giờ đây đã tìm được đối thủ xứng tầm của mình. Từ Estonia, Tổng thống Mỹ tuyên bố NATO sẵn sàng bảo vệ châu Âu khỏi “sự hung hăng của nước Nga”.
|
Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Wales diễn ra ngày 4/9. |
Hội nghị thượng đỉnh tại Wales đang lên kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh trên toàn Đông Âu để ngăn chặn Moscow. Nước Anh đang đưa lính sang Ukraine để diễn tập. Ở Washington, Quốc hội đang yêu cầu hành động để giúp Ukraine “có lực lượng chiến đấu tốt hơn để ngăn chặn Nga”.
Mọi hi vọng về việc cuộc hội đàm hôm nay của Tổng thống
Ukraine sẽ dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn và báo hiệu sự kết thúc xung đột đã bị dập tắt khi Thủ tướng Arseny Yatseniuk – 1 chính khách thân Mỹ của Ukraine – gọi Nga là “quốc gia khủng bố” và yêu cầu Ukraine gia nhập NATO.
Chính việc Ukraine muốn gia nhập 1 liên minh quân sự thù địch với Nga đã châm ngòi cuộc khủng hoảng này ngay từ đầu, bất chấp sự phản đối của dân chúng và chính phủ được bầu cử của nước này.
Sáu tháng vừa qua, sự kháng cự của quân đội ly khai được Nga tài trợ với Quân đội Ukraine do NATO hậu thuẫn đã trở thành 1 cuộc chiến tranh toàn diện. Hàng ngàn người chết và sự vi phạm quyền con người xảy ra rất nhiều ở cả 2 bên, khi mà quân đội chính phủ thực hiện ném bom vào khu dân cư; bắt cóc, giam giữ và tra tấn những người bị nghi là quân ly khai diễn ra trên diện rộng.
Các lực lượng của Ukraine được chính phủ các nước phương Tây hậu thuẫn bao gồm những nhóm như Tiểu đoàn Tân Phát Xít Azov. Chính sách tăng cường đàn áp của Kiev được thể hiện qua việc cố loại bỏ Đảng Cộng sản Ukraine, chiếm 13% số phiếu bầu trong kì bầu cử Quốc hội vừa rồi. NATO, với nhiều quốc gia thành viên trước kia có chính phủ phát xít, chưa bao giờ bận tâm đến sự dân chủ.
Lời buộc tội Quân đội Nga xâm lược Ukraine của NATO cũng rất thiếu căn cứ, nếu không muốn nói nực cười. NATO cáo buộc Nga cung cấp vũ khí và ngầm can thiệp, hỗ trợ ly khai ở Donbas cũng là những vấn đề khác. Nhưng những điều này đã được các nước NATO như Anh, Mỹ và Pháp đang làm trên toàn thế giới trong nhiều năm, từ Nicaragua tới Syria và Somalia.
NATO đang gây gia tăng căng thẳng và chiến tranh như thế nào?
Việc NATO gây gia tăng căng thẳng và chiến tranh thay vì bảo vệ hòa bình đã được thấy rõ kể từ khi NATO ra đời năm 1949. Thời điểm này là thời kì đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, 6 năm trước khi Khối Warszawa ra đời. NATO được phương Tây xem như 1 biện pháp phòng chống những mối đe dọa từ Liên Xô.
|
Chính NATO đang đe dọa hòa bình thế giới. |
NATO luôn coi mình là người duy trì hòa bình cho châu Âu trong hơn 40 năm, mặc dù Liên Xô không hề có ý định tấn công. Sau khi Liên Xô tan rã, Khối Warszawa tan rã. Nhưng NATO thì không, bất chấp việc nó đã không còn lý do chính để tồn tại. Nếu như đã coi hòa bình là kim chỉ nam, NATO đã là 1 liên minh an ninh bao gồm Nga, đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, NATO tự cho mình mục tiêu ngoài luồng mới là gây chiến tranh đa phương, từ Nam Tư cũ cho đến Afghanistan, Libya, như 1 bước tiến dẫn đến trật tự thế giới do Mỹ làm chủ.
Ở châu Âu, NATO bắt đầu cuộc chiến của mình tại Ukraine bằng cách phá vỡ cam kết của Mỹ với Moscow và không ngừng mở rộng về phía đông: đầu tiên là các nước từng thuộc Hiệp ước Warsaw, sau đó là chính những nước từng thuộc Liên Xô cũ. Nhưng mục tiêu lớn nhất, theo như người đứng đầu Quỹ Quốc gia vì Dân chủ do Mỹ tài trợ đặt ra vào năm ngoái, là chia cắt Ukraine. Sau khi NATO thực hiện thỏa thuận liên minh quân sự với Ukraine bất chấp sự phản đối của Nga – và Tổng thống được bầu cử của nước này từ chối kí vào thỏa thuận đó, người sau đó bị 1 tổ chức do Mỹ đứng sau lật đổ - nước Nga hoàn toàn xem sự tiếp quản ở quốc gia láng giềng này là sự đe dọa tới lợi ích cốt lõi của mình.
Không nên xem chính sách chiến tranh giữa NATO và Nga tại Ukraine là không nguy hiểm và tàn bạo. Nhưng cũng không cần phải thông cảm với chính sách của ông Putin để biết rằng chính NATO và EU, chứ không phải Nga, khơi mào cuộc khủng hoảng này – và chính các cường quốc phương Tây đang ngăn cản thỏa thuận hòa bình khi sợ bị xem là yếu kém.
Thỏa thuận ổn định đó sẽ phải bao gồm ít nhất quyền tự chủ của đất nước, quyền bình đẳng cho nhóm người thiểu số và trung lập về quân sự, nói cách khác là một Ukraine không nằm trong NATO. Với quy mô của các cuộc giao tranh và sự tập trung quyền lực chính trị về bên cánh hữu ở Kiev khi nền kinh tế Ukraine đang đi xuống, chỉ có các nước phương Tây hậu thuẫn Ukraine có thể tạo ra tình hình nghiêm trọng đó.
NATO thích coi mình là 1 cộng đồng quốc tế. Nhưng thực tế đó là 1 nhóm các nước giàu cùng các vệ tinh của họ sử dụng quân dội để can thiệp và mở rộng trên thế giới nhằm củng cố chiến lược của phương Tây và lợi ích kinh tế. Như tình hình ở Ukraine cho thấy, NATO không những không duy trì hòa bình mà còn là mối đe dọa cho điều đó.
Phong Đức