|
Ảnh minh họa. |
Ba tháng đầu nên tăng cường ăn thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin khoáng chất thai phụ dễ chấp nhận. Tốt nhất nên ăn mía, táo, nho, chuối, na, măng cụt.. và rau tía tô, rau mùi, húng quế, ngải cứu, các loại rau thơm, củ quả tươi...
Nên ăn chất đạm có trong thịt heo, gà, vịt, cá lóc, cá bống, cá rô và các loại, đậu, trứng, sữa... Nên ăn chất béo có trong dầu thực vật như dầu mè, dầu ô liu, mỡ cá - omega-3... Nên ăn chất bột, có trong gạo, ngô, khoai tươi mới...
Sau ba tháng đầu cần ăn giàu năng lượng. Ba tháng cuối ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng giàu canxi có trong trứng sữa, đậu mè các loại... thịt cá nạc ít mỡ, tôm cua cá nhỏ.
Thai hành, bị nôn có thể chọn món ăn bài thuốc an thai
* Trứng gà chưng với lá ngải: Cách sử dụng trứng gà 1 - 2 quả luộc bóc vỏ, lá ngải tươi rửa sạch 50g luộc chín, hai thứ cho chung thêm nước hành gừng gia vị vừa đủ chưng ăn tuần vài lần.
* Cá chép nấu cháo: Cá chép 1 con khoảng 200g, gạo nếp 300g, hành tươi 2 - 3 củ... bằng cách cá chép luộc chín tẩm gừng thêm, tiêu mắm muối gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần.
* Món chè hạt sen: Hạt sen 50g, nấm mèo 20g, trần bì 10g, mía cây 2 - 4 lóng hầm hoặc sắc uống.
Những điều kiêng kỵ
Phụ nữ có thai phần nhiều thường thiên về người nóng nhiệt (thai nhiệt) nên chọn món ăn bổ mát, hạn chế thức ăn cay, nóng cũng không nên ăn béo quá, ngọt quá và mặn, chua, đắng quá. Kiêng thức ăn kích thích như tiêu, ớt, tỏi, cá khô, muối mặn, bia, rượu, cà phê, thuốc lá, trà đặc và nên tránh thức ăn hải sản có chứa thủy ngân như cá thu, cá nhám, cá mòi...
Mới có thai kiêng ăn thông huyết, phá huyết như đu đủ, trái thơm dễ gây hư thai. Nếu người nóng (thai nhiệt) hạn chế một số thức ăn bổ sinh nhiệt cao như thịt chó, thịt dê, thịt chim, long nhãn... Khi có thai không sử dụng thức ăn ảnh hưởng tân dịch (nước ối thai nhi) như lợi tiểu, thuốc nhuận tràng.
Lương y Minh Phúc (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)