Sử dụng khăn quá cũ
|
Bạn tuyệt đối không dùng khăn quá cũ để rửa mặt. |
Những chiếc khăn bông nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ biến thành môi trường hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Do vậy, sau mỗi lần sử dụng, nàng nên có thói quen giặt sạch khăn và phơi chúng ở nơi khô ráo.
Bên cạnh đó, khăn dùng lâu ngày sẽ cứng lại và ảnh hưởng xấu khi chà xát lên bề mặt da.
Thay khăn định kỳ 1-2 tháng một lần cũng là cách để giảm thiểu nguy cơ có hại cho làn da đến từ những chiếc khăn bông.
Làm sạch da mặt quá kỹ
Những cô nàng sở hữu làn da hay nổi mụn thường lo lắng rằng mình làm sạch da chưa đủ, dẫn đến việc nhiều vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ sẽ làm mụn nổi lên nhiều hơn.
Từ nỗi ám ảnh đó, họ hình thành thói quen làm sạch da thật kỹ bằng nhiều sản phẩm rửa trôi (nước tẩy trang, sữa rửa mặt tạo bọt mạnh, scrub tẩy tế bào chết).
Đây cũng chính là lý do khiến lớp màng ẩm tự nhiên tồn tại trên da biến mất, da dễ mẩn đỏ, khô căng và khó chịu.
Thay vì chà xát quá mức, bạn chỉ nên sử dụng nước tẩy trang micellar hoặc sữa rửa mặt bọt nhẹ đến không bọt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn sản sinh qua đêm.
Dùng nước quá nóng/ lạnh để rửa mặt
|
Bạn phải rửa mặt bằng nước ấm không quá nóng hoặc quá lạnh. |
Vào mùa hè, các bạn gái thường rửa mặt bằng nước lạnh, ngược lại, vào mùa đông, nước nóng là sự lựa chọn hàng đầu của các nàng. Tuy nhiên, cả nước nóng/lạnh đều không phù hợp với da vì khiến da bị “sốc nhiệt”, gây kích ứng, làm vỡ mao mạch.Đặc biệt là nước quá nóng, bởi chúng khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, bị khô, ngứa, rát. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nước ấm để rửa mặt.
Không quan tâm đến sản phẩm chống oxi hoá
Vào sáng sớm, các sản phẩm có thành phần chống oxi hoá sẽ phát huy tác dụng bảo vệ từng tế bào da, chống lại sự tác động của các gốc tự do và các tác động của môi trường bên ngoài. Khi đó làn da sẽ được bảo vệ một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy, bạn đừng nên chỉ áp dụng chúng vào buổi tối, mà cả sáng sớm cũng rất cần thiết.
Theo Bằng Lăng/Tiêu Dùng