Tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,6 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu này chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ giảm 20%.
Trong quý đầu tiên của năm 2023, doanh thu xuất khẩu lũy kế đạt 43,2 triệu USD, cho thấy mức giảm 26% so với cùng kỳ, chủ yếu là do xuất khẩu tôm giảm.
Dù doanh thu giảm mạnh nhưng ước tính lợi nhuận trước thuế quý 1/2023 đạt 50 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, hoàn thành 14% kế hoạch Công ty đề ra, nhờ vào chi phí vận chuyển và chi phí nguyên liệu giảm mạnh.
|
Ước tính doanh thu và lợi nhuận quý 1 của FMC. |
Kế hoạch 2023: Kế hoạch LNTT tăng trưởng 22%
Kế hoạch doanh thu thuần năm 2023 được đặt ra là 5.900 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Với việc mở rộng tỷ suất lợi nhuận gộp và tiết giảm chi phí vận chuyển, dự báo lợi nhuận trước thuế (LNTT) cho năm 2023 là 400 tỷ đồng, phản ánh mức tăng trưởng 21,8% so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo công ty cho rằng năm tài chính 2023 sẽ có những thách thức đáng kể, chủ yếu do tỷ lệ lạm phát cao tại các thị trường xuất khẩu chính và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu tôm khác. Tuy nhiên, công ty dự đoán rằng các điều kiện thị trường sẽ được cải thiện từ quý 3 năm 2023 trở đi.
Do nhu cầu yếu, tăng trưởng doanh thu dự kiến sẽ chịu áp lực. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ vẫn tích cực do các biện pháp cắt giảm chi phí mạnh mẽ. Ban lãnh đạo FMC đề xuất một số biện pháp tiết kiệm chi phí để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, như hạ giá thành sản phẩm bằng cách tăng nguồn nguyên liệu tôm tự cung cấp và giảm chi phí cước tàu.
FMC đặt mục tiêu tăng sản lượng tôm nguyên liệu tự sản xuất lên 10.000-15.000 tấn trong năm 2023 (so với 6.500 tấn trong năm 2022), do họ có kế hoạch sử dụng toàn bộ 203 ha trang trại Vĩnh Thuận trong nửa cuối năm 2023.
Chiến lược này sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm và hỗ trợ biên lợi nhuận do giá tôm tự cung cấp thường thấp hơn 20-30% so với giá thị trường.
Ngoài ra, FMC dự định tập trung hơn vào thị trường Nhật Bản, nơi có nhu cầu cao đối với các sản phẩm giá trị gia tăng như nobashi, tẩm bột và các sản phẩm tôm chiên sẵn. Các sản phẩm giá trị gia tăng ít bị biến động giá hơn các sản phẩm thô và do đó tỷ suất lợi nhuận ổn định hơn.
Cuối cùng, công ty được hỗ trợ nhờ chi phí vận chuyển giảm đáng kể, vốn bị ảnh hưởng tiêu cực vào năm 2022 do sự gián đoạn thương mại toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.
|
FMC đáng để đầu tư cho mục tiêu dài hạn. |
Nhìn chung, VDSC đánh giá cao chiến lược của FMC trong năm 2023. Với việc cắt giảm mạnh chi phí nguyên liệu và chi phí vận chuyển, biên lợi nhuận của FMC sẽ cải thiện mạnh trong năm 2023.
Vì vậy, trong giả định doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số của công ty hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, do có sự thận trọng nhất định với bối cảnh xuất khẩu vẫn còn nhiều rủi ro, VDSC hiện vẫn duy trì mức dự phóng trước đây là doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 lần lượt đạt VND 6,331 (+4% YoY) và VND 357 Bn (+10% YoY).
VDSC cho rằng thời điểm khó khăn nhất trong xuất khẩu của FMC đã qua. KQKD Q1/2023 có yếu tố bất ngờ khi lợi nhuận tăng trưởng dương bất chấp doanh thu giảm sâu. Các quý tiếp theo của FMC sẽ cho thấy sự phục hồi rõ ràng hơn về doanh thu xuất khẩu.
Do đó, các rủi ro giảm giá cổ phiếu do kết quả kinh doanh sẽ không còn hiện hữu. Một khi nhu cầu tôm thế giới phục hồi, FMC có dư địa rất lớn để tận dụng các nhà máy mới hiện có để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, từ đó mở ra một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ tiếp theo.
Do đó, VDSC cho rằng FMC là một cổ phiếu đáng quan tâm đầu tư dài hạn trong năm 2023.
Anh Nhi