Trong cuộc sống, chúng ta không biết hết tất cả mọi thứ. Có những điều chúng ta luôn lầm tưởng là sự thật nhưng hóa ra không phải, và có những điều chúng ta hoàn toàn không bao giờ biết nó có tồn tại trên đời, nếu chúng ta không được ai đó tiết lộ.
Dưới đây là những bí mật trong một số ngành nghề mà chỉ có người làm trong ngành mới biết, còn người ngoài thì hầu như không biết hoặc luôn lầm tưởng về chúng.
1. Nhân viên mai táng
Mắt và miệng của người chết thỉnh thoảng lại mở ra, cần phải có người khép chúng lại, đôi khi phải dùng chỉ để may, để họ trông đỡ đáng sợ trong tang lễ.
2. Tiếp viên hàng không
Hầu hết chúng ta không biết rằng các khoản tiền chi trả sẽ bắt đầu được tính vào thời điểm cửa cabin đóng lại. Nói cách khác nghĩa là nếu chuyến bay kéo dài 1 giờ đồng hồ, họ sẽ chỉ nhận được tiền cho 1 giờ đó.
Bất kể các khoảng thời gian "chết" - delay boarding, hành khách xuống máy bay… có kéo dài bao lâu cũng không có ý nghĩa gì. Chưa kể, các tiếp viên còn phải đến trước thời điểm cất cánh ít nhất 2h đồng hồ để chuẩn bị.
Điều này đặc biệt gây thất vọng cho những người làm việc trên máy bay khi chuyến bay bị delay bởi họ không nhận được gì ngoài những lời phàn nàn từ hành khách.
3. Nhân viên phục vụ
Có lẽ chúng ta đã từng nghe hoặc chứng kiến tình huống thực khách dùng bữa xong và quỵt tiền, "biến mất". Khi đó, một câu hỏi được ra là: Điều gì sẽ xảy đến với những người phục vụ (bồi bàn)?
Sự thật phũ phàng rằng những người phục vụ đã để khách ăn xong và quỵt tiền đấy sẽ phải tự móc tiền túi của mình để trả cho bữa ăn của vị thực khách xấu tính!
4. Cứu hộ bể bơi
Những người làm nghề này cho biết, không giống trong các bộ phim, khi một người chết đuối, họ chỉ mất có vài giây để chìm xuống đáy, và quá trình này diễn ra trong im lặng, người xung quanh không nghe thấy âm thanh gì dù nạn nhân có vùng vẫy đến đâu.
5. Bác sĩ phẫu thuật não
Thật khó để tin rằng các bác sĩ mổ não có những lúc chỉ được ngủ 3 tiếng /ngày, phải làm tới 120 tiếng/ tuần trong giai đoạn thực tập. Một số ca mổ thậm chí kéo dài 12 - 15 giờ liên tục.
Đó là chưa kể, các bác sĩ mổ não có thể phải tiếp nhận 30 bệnh nhân mổ não mỗi ngày, và họ phải luôn sẵn sàng cho những ca mổ đột xuất vào ban đêm.
6. Quản lý nhà hàng
Có một nguyên tắc chung khi bạn muốn dùng bữa tại các nhà hàng có đông thực khách là cần đặt bàn trước để có chỗ. Thế nhưng, người giàu có hoặc nổi tiếng thường dùng tiền để giành sự ưu tiên.
Trong tình huống này, một người quản lý giỏi sẽ biết cách xử lý, sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, đảm bảo sự công bằng và hài lòng với mọi thực khách đến nhà hàng.
7. Giáo viên dạy trẻ tự kỷ
Những đứa trẻ tự kỷ không giao tiếp với bạn bằng lời nói hay ánh mắt không có nghĩa chúng ngớ ngẩn, chúng nghe hết và nghe rất kỹ những gì bạn nói đấy.
8. Nhân viên thu dọn rác và những món đồ cũ
Ở một nước phát triển như Mỹ, thu nhập của một người thu gom rác rơi vào khoảng $38.000/năm (trên dưới 800 triệu đồng). Công việc này thực sự vất vả, đồng thời lại đứng thứ 5 trong số những công việc nguy hiểm nhất ở quốc gia này.
Nhờ có những người thu gom rác, những món đồ cũ như máy hút bụi, ti vi… có được nơi ở mới. Nếu bạn không dùng đến thứ gì đó nữa, không có nghĩa nó là đồ bỏ đi bởi vẫn còn có những người cần đến nó.
9. Thẩm phán
Thẩm phán là một công việc hết sức áp lực và rất căng thẳng. Hãy hình dung rằng tại Tòa, họ phải lắng nghe nhiều lời biện hộ và trong nhiều vụ án suốt một ngày dài với sự tập trung cao độ bởi đôi khi sự thật sẽ bị che lấp bởi những lời hoa mỹ. Chỉ cần phán quyết sai, đôi khi số phận của một người sẽ bị thay đổi.
Một vụ án dù đơn giản, nhỏ nhất cũng sẽ có những khúc mắc nào đó. Nhiệm vụ của thẩm phán là tìm ra và đưa sự thật ra ánh sáng của công lý. Một thẩm phán có thể phải nghe hàng triệu câu chuyện từ rất nhiều phía nhưng trên hết họ luôn phải giữ được sự công tâm khi xét xử mọi vụ án.
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
Theo Gia Đình và Xã Hội