1. Khai thác gỗ
Nghề khai thác gỗ là nghề nguy hiểm nhất, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, với tỉ lệ tử vong là 1,36 phần ngàn. Hầu hết các trường hợp tử vong là do cây đổ hoặc lỗi thiết bị.
2. Nghề lau kính nhà cao tầng
Ngành nghề này xuất phát từ các nước phát triển hàng đầu trên thế giới, ở đó họ có rất nhiều những tòa nhà cao chọc trời, hàng năm cần phải bảo trì bảo dưỡng vệ sinh làm mới... Vì vậy, họ rất cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp nhưng lắp đặt máy móc thì rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Chính vì điều đó họ đã chọn phương án đu dây giống như những người leo núi để tiến hành thi công một cách linh động phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí thấp...
Nghề đu dây lau chùi vệ sinh kính nhà cao tầng cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam sau những năm 2000, khi các tòa nhà bắt đầu mọc nhiều, khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...
Số lượng người lao động tham gia vào nghề lau kính nhà cao tầng cũng ngày một tăng lên do mức lương tương đối cao hơn so với những ngành nghề khác. Đây là một công việc đặc biệt nguy hiểm mà không phải ai cũng có đủ gan dạ để làm nó. Trước hết bạn phải là một người thực sự bình tĩnh và cẩn thận từng chút một. Bởi nếu bạn sảy chân một chút là có thể mất mạng ngay tức khắc.
Lỉnh kỉnh mang theo rất nhiều vật dụng bên mình, như dụng cụ lau kính, nước, dung dịch rửa kính, thiết bị giữ thăng bằng, giày đế cao su có độ bám dính cao, nước uống... những thợ lau kính sau khi kiểm tra các dây buộc an toàn, dây cứu sinh thì bắt đầu từ từ thả mình xuống từ đỉnh tòa nhà.
Công việc của họ không chỉ đơn giản là làm sạch bụi bẩn mà còn phải giữ mọi thứ an toàn bên mình, ngay cả những dụng cụ tác nghiệp phải không cho rơi rớt để không xảy ra tai nạn cho chính bản thân họ lẫn người bên dưới.
Những người làm nghề này phải leo lên các tòa nhà cao tầng cách xa mặt đất đến hàng kilomet chỉ để lau bụi ở cửa kính. Trên thế giới những người làm nghề này được trả lương rất cao, nhưng ở Việt Nam lương cho công việc nguy hiểm này chỉ được trả từ 6 đến 7 triệu/ tháng.
3. Lấy nọc rắn
Công việc này nguy hiểm đúng như cái tên của nó vậy. Y học diệu kỳ đã ghi nhận rằng những loài rắn có nọc càng độc thì dược tính của chúng lại càng cao, vậy nên dẫu cho chỉ sơ sảy dính một nhát cắn là bỏ mạng thì người ta vẫn cứ lao vào làm nghề này với một lý do khá hiển nhiên: thù lao cao ngất ngưởng.
Mức lương cho nghề này thường rơi vào khoảng 30.000 USD 1 năm (Khoảng 660 triệu đồng). Con số này có thể không quá ấn tượng đối với nhiều người, thế nhưng cần biết rằng nghề vắt nọc rắn chủ yếu tồn tại ở Châu Á, mức thu nhập 30.000 USD một năm thật ra là khá cao.
4. Ngư dân
Nghề đánh cá được coi là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới. Nghề này đòi hỏi các ngư dân phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, nhiều khi là trong bóng tối và không có thời gian nghỉ. Các thiết bị nặng nề để bắt cá tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn. Mặc dù ngày nay công nghệ GPS hỗ trợ nhiều cho các tàu cá nhưng trong điều kiện thời tiết xấu, tai nạn chết người vẫn xảy ra.
5. Thợ hàn dưới nước
Nhân viên trong lĩnh vực này sửa chữa đường ống, tàu bè, đập nước, phải đối mặt với một loạt các nguy hiểm, bao gồm các vụ nổ và nguy hiểm do chênh lệch áp suất
Nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy các thợ hàn dưới nước chết với mức độ cao gấp 40 lần so với mức độ tử vong trung bình ở Mỹ.
6. Sửa dây cáp điện từ trực thăng
Công nhân sửa dây cáp trực thăng vừa phải làm quen được với độ cao và sự lắc lư từ trên dây cáp vừa phải sửa đường dây để cung cấp điện cho thành phố. Họ được trang bị quần áo cách điện đặc biệt để làm công việc nguy hiểm này.
7. Hướng dẫn viên leo núi
Các bạn có hay xem những bộ phim về đề tài thảm họa tự nhiên, nhất là những phim có hiện tượng núi lở không? Hàng tấn tuyết đổ từ trên những ngọn núi xuống sẵn sàng vùi lấp những người leo núi xấu số thành thây băng bất cứ lúc nào chính là lý do khiến nghề hướng dẫn viên leo núi xếp hạng 7 trong số những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới.
Mức thu nhập của các hướng dẫn viên leo núi rơi vào hạng khá "ấm áp" - khoảng 70.000 USD một năm - khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng. Thế nhưng do tính chất công việc mà họ phải sống ở các địa điểm ngay cạnh... núi, và không có điều kiện để tiêu tiền mà chính mình đã cực khổ làm ra. Làm nhiều mà không được hưởng, kể ra thì cũng không vui vẻ gì cho cam.
8. Đô vật cá sấu
Nếu như đấu sĩ cưỡi bò tót thường xuyên đối mặt với những cú ngã trời giáng dập gan, rách thận thì đô vật cá sấu chỉ có một nguy cơ duy nhất: bị tợp bay mất đầu. Các đô vật cá sấu chỉ có một công việc duy nhất là đưa đầu vào trong miệng cá sấu và cầu nguyện cho nó sẽ không khép hàm lại...
Mức lương của nghề này rơi vào khoảng 8 USD một giờ, nhưng chắc chẳng ai có gan làm nghề này tới 8 tiếng một ngày để tối đa thu nhập cả.
Theo Lily/Gia đình & Xã hội