Khi bước vào siêu thị mà không có danh sách những thứ mà bạn cần mua nghĩa là bạn có thể mua cả những thứ không cần thiết. Gary Grewal, chuyên gia lập kế hoạch tài chính, tác giả cuốn "Finacial Fives", cho biết, sai lầm này sẽ khiến bạn phải chi nhiều hơn cho những món đồ tạp hóa và về lâu dài nó sẽ làm bạn tốn rất nhiều tiền.
Lập danh sách những thứ cần mua sắm là một thói quen tốt mà ai cũng nên có. Nó giúp bạn không tốn thời gian đi hết quầy hàng nọ đến quây hàng kia, không lo rơi vào cảnh mua sắm bốc đồng.
Bạn chỉ nghĩ rằng mua đủ hàng và thanh toán tiền là xong, chẳng bao giờ bạn xem lại hóa đơn, kiểm tra giá của từng món hàng. Trên thực tế, đôi khi thu ngân và máy móc cũng có thể mắc sai lầm, trục trặc. Bạn nên kiểm tra lại hóa đơn, sao kê ngân hàng hoặc thẻ tín dụng hàng tháng để đảm bảo rằng không có sai sót xảy ra.
Duy trì các đăng ký không cần thiết
Có thể bạn không để ý nhưng các ứng dụng thu phí như nền tàng xem phim, phát nhạc, đọc sách báo đều tự động gia hạn hàng tháng. Đây là một lỗi phó biến khiến bạn tốn một khoản tiền kha khá. Hãy kiểm tra lại tất cả các ứng dụng trả tiền mà bạn đang có, nếu thực sự không cần thiết hãy hủy đăng ký.
Mua thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn ở chợ, siêu thị giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, đây là thói quen "đốt tiền". Việc tự mua nguyên liệu, sơ chế và nấu nướng tại nhà giúp bạn có những món ăn tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm kha khá chi phí.
Dễ dàng rút tiền tiết kiện
Với sự phát triển của các ngân hàng trực tuyến, bạn có thể truy cập vào tài khoản tiết kiệm một cách dễ dàng hơn. Mặc dù tiện lợi nhưng bạn rất dễ tiêu "lẹm" vào khoản tiết kiệm khi không cần thiết vì quy trình tất toán đơn giản, có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi.
Hãy tìm cách để hạn chế bản thân động tới tài khoản tiết kiệm (có thể ra ngân hàng gửi tiền trực tiếp) vào những mục đích không cần thiết khi chưa đến ngày tất toán. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu, đó là khoản tiền đề phòng các trường hợp bất trắc hoặc sử dụng cho một mục tiêu lớn trong tương lai.