Những tiểu hành tinh khổng lồ ở khoảng cách 4,6 triệu dặm (7,5 triệu km) quanh quỹ đạo Mặt Trời của Trái Đất được gọi là các tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm.
|
Tiểu hành tinh khổng lổ tiềm ẩn nguy hiểm với Trái Đất. Nguồn: Mark Garlick/Science Photo Library/Getty Images. |
Các nhà thiên văn học đã xác nhận có một tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm với Trái Đất sẽ áp sát Trái Đất vào thứ Sáu tuần này (01/04/2022).
Tuy nhiên, họ cũng cho biết: Tiểu hành tinh khổng lồ này không được dự kiến sẽ va vào hành tinh của chúng ta mà sẽ áp sát ở khoảng 4,6 triệu dặm (7,4 triệu km).
Theo trang SpaceReference.com, một cơ sở dữ liệu tổng hợp thông tin từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở California và Liên minh Thiên văn Quốc tế, tiểu hành tinh này có tên là 2007 FF1, có đường kính từ 360 feet (110 mét) đến 656 feet (260 mét). Nó được biết đến là một trong 15.000 tiểu hành tinh của nhóm tiểu hành tinh Apollo. Quỹ đạo quay quanh mặt trời của 2007 FF1 là 684 ngày, cắt với quỹ đạo của Trái đất. Tiểu hành tinh này được xếp vào loại có khả năng gây nguy hiểm do kích thước và cách nó tiếp cận gần Trái đất.
Một bức ảnh không thực sự rõ nét về tảng đá khổng lồ đang di chuyển theo hướng Trái Đất đã được Dự án Kính viễn vọng Ảo chụp vào ngày 24 tháng 3, khi tiểu hành tinh cách Trái đất khoảng 7,2 triệu dặm (11,6 triệu km). Đây là bằng chứng đầu tiên khẳng định tiểu hành tinh sẽ bay ngang qua Trái đất như dự đoán trước đó.
Nguyễn Uyên (theo Livescience)