Nhà thiên văn học Stephen Kane thuộc đại học bang San Francisco phát hiện ra một hành tinh lạ nằm ngoài hệ Mặt trời, cách Trái đất chúng ta 117 năm ánh sáng. Điều kỳ lạ của hành tinh này đó là nó có đường bay quỹ đạo được nhận xét là khá "điên loạn".
Nhà thiên văn Kane và một số đồng nghiệp đã nhận được tín hiệu ánh sáng phát xạ từ hành tinh này. Kết quả phân tích cho thấy đây là một hành tinh có tên gọi là HD 20.782.
HD 20.782 cố gắng tiếp cận một ngôi sao gần với nó cùng với những đường quỹ đạo không ổn định, lập dị khó mà kiểm soát. Cách di chuyển của nó hoàn toàn “vô phép, vô tắc” khác xa với cách di chuyển có quỹ đạo của các hành tinh khác từ trước tới giờ.
Trong khi các hành tinh khác di chuyển theo đường quỹ đạo tròn thì HD 20.782 lại bay theo đường quỹ đạo elip, không những thế, nó còn phá vỡ quỹ đạo elip và bay loạn xạ với các kiểu quỹ đạo lập dị khác nhau.
Cách di chuyển này đã khiến bản thân nó lệch tâm ở mức 0,96, dẫn đến cách tiếp cận ngôi sao của HD 20.782 rất khó xác định.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định thành phần chính trong cấu trúc hành tinh có đường quỹ đạo “điên loạn” này . Chỉ biết rằng, bề mặt bao phủ quanh nó chứa rất nhiều mây phản chiếu cực quang mãnh liệt.
Phát hiện này được công bố trực tuyến trên tạp chí Astrophysical Journal.
Xem video: Khám phá hành tinh lùn Ceres (nguồn: NASA Jet Propulsion Laboratory)
Huỳnh Dũng (theo Phys)