Vị trí thứ hai thuộc về Apple với 22%, trong đó iPhone 6 là thiết bị gặp trục trặc cao nhất, theo sau đó là iPhone 6S với 16%. Trong quý đầu tiên của năm 2018, tỉ lệ các thiết bị Android hư hỏng (18,95%) cao hơn iOS (15,2%).
Việc iPhone 6 và 6S lọt vào danh sách các điện thoại có tỉ lệ hư hỏng cao cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vào năm 2016, nhiều người đã phàn nàn về việc màn hình cảm ứng trên iPhone 6 và 6S bị đơ kèm theo thanh màu xám xuất hiện phía trên màn hình. Không lâu sau, Apple lại cố tình làm giảm hiệu năng trên iPhone 6, 6S, iPhone 7 và 7 Plus khiến máy hoạt động chậm chạp. Người dùng có thể vô hiệu hóa tính năng kể trên, tuy nhiên, điều này sẽ khiến máy dễ tắt nguồn đột ngột.
Đối với các dòng điện thoại Samsung, Android có tỉ lệ hư hỏng cao nhất với 27,4%, Xiaomi đứng thứ hai với 14,2%, Motorola đứng ở thứ ba với 9,6%. Những vị trí sau đó thuộc về Lenovo, OnePlus, Huawei, InFocus… đa số đều là các nhà sản xuất của Trung Quốc.
Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy có đến 74,3% thiết bị iOS đang chạy iOS 11, trong khi chỉ có 52% điện thoại Android chạy Android 7.0. Phiên bản Android 8.0 Oreo mới nhất chỉ chiếm 1,3%, nhỉnh hơn đôi chút so với số lượng các thiết bị chạy Android Gingerbread (2.3) vào năm 2010 với 1,2%.
Lỗi phổ biến trên các thiết bị iOS thường liên quan đến kết nối Bluetooth và WiFi, tiếp theo là các vấn đề với tai nghe (như không có jack cắm 3.5 mm) và dữ liệu di động. Trong khi đó, người dùng Android thường gặp rắc rối với hiệu suất tổng thể như camera bị lỗi, micro hư và hao pin. Có đến 34% điện thoại Android gặp vấn đề về hiệu suất chỉ tính riêng trong quý 1-2018, đây là một con số đáng báo động khi năm ngoái con số này chỉ dừng ở mức 10%.
Theo Tiểu Minh/PLO