Sau khi đã ghi rõ trên kiện hàng đây là một chiếc điện thoại kèm mã IMEI của máy, nên ngay từ đầu, đơn vị vận chuyển rõ ràng đã biết chiếc hộp họ nhận từ khách có chứa một chiếc điện thoại Huawei, thế nhưng kiện hàng này vẫn được ship từ Anh đến Indianapolis - từ công ty vận chuyển Parcelforce của Anh sang đối tác tại Mỹ của họ là FedEx - cho đến khi phía Mỹ phát hiện ra vấn đề liên quan pháp lý, và buộc trả kiện hàng về Anh. Theo tờ thông báo đính kèm kiện hàng, vấn đề phía Mỹ đưa ra là do "vấn đề của chính phủ Mỹ với Huawei và chính phủ Trung Quốc.
Điều đáng nói ở đây là không hề có một điều luật cụ thể nào buộc FedEx phải làm như vậy; công ty này đơn giản là đã tự quyết định không nên chuốc lấy rắc rối liên quan chiếc điện thoại của Huawei. Ngạc nhiên hơn nữa là khi phía PC Magazin liên hệ với một công ty chuyển phát nhanh khác là UPS, công ty này lại nói rằng sẽ vui vẻ chấp nhận đơn hàng để ship đi. Khi liên hệ với Huawei, hãng này nói rằng hành động gửi trả hàng của FedEx là một sự hiểu lầm hoàn toàn đối với các sắc lệnh của Mỹ.
|
Kiện hàng đây là một chiếc điện thoại kèm mã IMEI của máy điện thoại Huawei bị trả lại. |
Sau đó, FedEx đã công bố một thông cáo thừa nhận mình đã mắc sai sót: "Kiện hàng đó đã bị gửi trả nhầm cho shipper, và chúng tôi xin lỗi vì điều này. Là một công ty toàn cầu với khả năng vận chuyển 15 triệu đơn hàng mỗi ngày , chúng tôi cam kết tuân thủ mọi điều luật và quy định, giảm thiểu tác động đến khách hàng trong khi điều chỉnh hoạt động nhằm tuân theo môi trường pháp lý năng động của Mỹ".
FedEx nói rằng họ có thể "chấp nhận và vận chuyển mọi sản phẩm Huawei, trừ bất kỳ sản phẩm nào bị liệt kê trong danh sách đen của Mỹ". Nói là vậy, nhưng trong trường hợp này, công ty lại đổ lỗi cho người khác, rằng "tờ giấy ghi lý do gửi về cho người gửi gắn trên kiện hàng không phải do FedEx thực hiện".
|
FedEx đã công bố một thông cáo thừa nhận mình đã mắc sai sót. |
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu được tại sao FedEx lại bối rối đến vậy. Trong vòng vài tháng qua, hàng loạt những điều khoản hạn chế giao dịch đã bị áp lên Huawei, phần nhiều là vì những lý do xung đột nhau. Công ty đã bị các nhà mạng Mỹ âm thầm đưa vào "sổ đen" từ lâu, và hiện nay đã bị cấm thẳng mặt khỏi các mạng di động Mỹ cũng như không được phép hợp tác với các công ty công nghệ Mỹ. Không có quy định nào trong số đó cấm một công dân Anh ship một chiếc điện thoại đã qua mua bán rõ ràng đến Mỹ cả. Nhưng giống như mọi công ty khác, trong quá trình thi hành các điều luật, FedEx dường như đã quyết định sử dụng chính sách của công ty để tránh càng xa rắc rối càng tốt.
Điều gây khó chịu trong vụ việc này là không hề có bất kỳ mục đích rõ ràng nào giải thích cho hành động của FedEx. Không có sắc lệnh chống lại Huawei nào từng được đưa ra nhằm gây khó khăn cho việc ship điện thoại vào Mỹ. Bởi không có nhà mạng Mỹ nào hỗ trợ Huawei, để dùng được điện thoại Huawei kết nối vào một mạng di động của Mỹ đã rất khó. Và mục đích Mỹ cấm điện thoại Huawei là nhằm tránh gây ra những lỗ hổng mạng (ví dụ như các cột tín hiệu của Huawei trong các mạng đi dộng của Mỹ) hay nhằm tránh chuyển giao công nghệ (ví dụ như công nghệ Mỹ trong các điện thoại Huawei), nhưng cả hai điều đó đều không liên quan gì đến trường hợp này.
Chính vì vậy, lý lẽ FedEx đưa ra để ngăn ship một chiếc điện thoại là không thỏa đáng Nếu bạn muốn bán điện thoại Huawei tại Mỹ, bạn sẽ chẳng bao giờ ship từng cái một cả. Chỉ một vài chiếc điện thoại thì khó có thể trở thành một mối đe dọa đối với tính nhất quán của mạng di động Mỹ, và ngăn chặn chúng hoàn toàn sẽ gây ra những hậu quả thực sự.
Thảo Nguyễn (TheVerge)