Các nhà khoa học đến từ Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE), Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz (Leibniz-IZW) của Đức và Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu quan trọng, mới nhất về khu hệ chim và thú kiếm ăn trên mặt đất tại Vườn quốc gia Núi Chúa.
![Cheo cheo lưng bạc bất ngờ tái xuất sau gần 30 năm tuyệt tích Cheo cheo lung bac bat ngo tai xuat sau gan 30 nam tuyet tich](https://images.kienthuc.net.vn/zoom/800/uploaded/hongnhat/2025_02_10/2/cheo-cheo-lung-bac-bat-ngo-tai-xuat-sau-gan-30-nam-tuyet-tich.jpg) |
Cheo cheo lưng bạc được ghi nhận bằng bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Tiền phong. |
Trong đó, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được 23 loài chim và thú kiếm ăn trên mặt đất trong đợt khảo sát bẫy ảnh từ năm 2018 - 2022. Trong số này có nhiều loài quý hiếm, như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng, đuôi cụt đầu xám, đuôi cụt đầu xanh, cheo cheo lưng bạc, sơn dương, nai...
Đặc biệt, loài cheo cheo lưng bạc hay cheo cheo Việt Nam (Tragulus versicolor) là loài động vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được tái phát hiện tại đây sau gần 30 năm biến mất.
Các chuyên gia cho hay có 867 ghi nhận về loài Cheo cheo lưng bạc. Trong quá trình tìm kiếm dấu vết loài cheo cheo này, họ đã ghi nhận thêm số lượng lớn các loài khác trong rừng bao gồm: Gà tiền mặt đỏ, Gà lôi hông tía, Triết bụng vàng, Gà so họng trắng, loài chim Đuôi cụt cánh xanh.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy mức độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy tại kiểu sinh cảnh chuyển tiếp, hay còn gọi là rừng bán khô hạn. Sự đa dạng các loài đạt mức cao nhất ở kiểu rừng bán khô hạn chuyển tiếp - dạng sinh cảnh trung gian giữa rừng mưa nhiệt đới và rừng khô hạn.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Tâm Anh (TH)