Món ăn yêu thích của vị vua thọ nhất Joseon
Trước đây, những khi mùa màng thất bát, không có đủ gạo trắng thì đại mạch sẽ được thêm vào cơm giúp no bụng. Chính vì vậy, đại mạch bị coi là biểu tượng của sự nghèo khó trong thời đại Joseon.
Tuy nhiên, theo "Thừa chính viện nhật ký" (tiếng Hàn là Seungjeongwon ilgi) - một cuốn nhật ký của những người thư ký hoàng gia ghi lại cuộc sống thường ngày của hoàng gia, cho biết, vua Yeongjo - người có tuổi thọ cao nhất và trị vì lâu nhất Joseon rất thích ăn cơm trộn đại mạch vào mùa hè.
So với gia đình trong hoàng tộc khác thường thích ăn nhiều thịt cá, uống rượu và thường dùng gạo trắng là lương thực chính thì vua Yeongjo lại thường thích ăn cơm trộn đại mạch và chia thành những phần ăn nhỏ hơn.
Lợi ích của đại mạch
Ổn định đường huyết, ngừa tiểu đường. Đông y cho biết, đại mạch có tác dụng thanh nhiệt, bổ sung khí huyết và còn làm dịu cơn khát, cái gọi là làm "dịu cơn khát" chính là giảm đường huyết trong y học hiện đại. Nó có thể loại bỏ nhiệt tích tụ trong dạ dày, ruột và giúp giảm đường huyết dư thừa trong cơ thể:
Tác dụng của đại mạch trong việc ngăn ngừa tiểu đường cũng được y học hiện đại chứng minh. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, nếu những người ăn gạo trắng thay đổi ít nhất 5 bữa một tuần sử dụng gạo lứt thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ giảm 16%. Nếu chuyển sang dùng ngũ cốc nguyên hạt như đại mạch thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm 36%.
So với các loại ngũ cốc khác, đại mạch chứa chất xơ cao hơn nhiều. Trong cùng 100 gam, đại mạch có 10,3 gam chất xơ, gạo lứt có 3 gam và gạo trắng có ít hơn 1 gam. Ngoài tác dụng thúc đẩy nhu động dạ dày ruột và hỗ trợ đại tiện, chất xơ còn có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Ngoài ra, β-glucan có trong đại mạch là chất xơ hòa tan trong nước. Khi pha với nước, nó có độ dẻo và tạo cảm giác no hơn gạo trắng, thích hợp thay thế gạo trắng cho những người muốn giảm cân. Cùng với đó, đại mạch còn chứa các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt và vitamin B2 có tác dụng trong việc giảm mệt mỏi mãn tính và ngăn ngừa thiếu máu.
Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm đại mạch trên thị trường và giá trị dinh dưỡng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách chúng được chế biến. Có thể được chia thành đại mạch đã được tách vỏ hoàn toàn và chưa được tách vỏ hoàn toàn. Dù đại mạch được tách vỏ hoàn toàn sẽ ngon hơn nhưng bác sĩ Jung cho biết, đại mạch chưa được tinh chế hoàn toàn sẽ chứa nhiều chất xơ và có tác dụng tốt hơn đối với bệnh nhân tiểu đường và mỡ máu cao.
Những lưu ý cần nhớ khi chế biến hạt đại mạch
Đại mạch là một loại ngũ cốc đa năng với hương vị thơm ngon do đó nó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau và thường được tìm thấy ở dạng nguyên vỏ hoặc tách vỏ. Trong đó, đại mạch nguyên vỏ có độ đặc cao hơn so với đại mạch tách vỏ.
Do đó, chúng đòi hỏi phải có thời gian ngâm và nấu lâu hơn. Để chuẩn bị cho loại còn vỏ, bạn cần phải ngâm qua đêm hoặc ít nhất trong vài giờ để làm giảm thời gian nấu và đạt được hương vị và kết cấu tốt nhất. Sau khi ngâm đại mạch trong lượng nước gấp đôi, bạn cần xả nước và rửa sạch trước khi nấu. Để nấu đại mạch, bạn nên thêm một chén hạt vào 3 cốc nước và đun sôi. sau đó giảm nhiệt và để cho đại mạch sôi trong khoảng 45 phút.
Theo Mộc/thoibaovhnt.vn