“Ăn tránh ba”
“Ăn tránh ba” nghĩa là không được đặt 3 món ăn khi tiếp đãi khách. Vì sao lại vậy?
Thứ nhất đây là văn hóa tế tự đã được lưu truyền từ trước kia. Nghi thức tế tự từ thời xưa, bình thường đều là bày đồ ăn 3 món. Nếu như chiêu đãi khách mà bày đồ ăn ra 3 mâm, khó tránh khỏi tạo cảm giác cho người khác là mình đang bị tế tự, cái này giống như là người ta cầm 3 nén hương cắm ở trước mặt mình vậy, là việc mà không ai có thể chấp nhận được.
Lý do thứ hai là cổ nhân rất thích những từ đồng âm mang lại ý nghĩa may mắn, nhưng ‘Tam - ba’ cùng ‘Tán - tản ra’ là đồng âm, dường như là chỉ yến tiệc tan rã trong buồn bã, có ý tứ là giải tán lập tức. Đang muốn cùng thân bằng hảo hữu sum họp quây quần mà lại làm ra thứ có ngụ ý ly tán thì quả là không nên.
Thứ ba, vào thời cổ đại, mọi thứ đều hướng đến sự hoàn hảo, hạnh phúc và hạnh phúc. Trong con mắt của hầu hết người xưa, họ còn rất coi trọng việc thành đôi thành cặp. Do đó, nếu đãi khách với số món lẻ trên bàn tiệc sẽ được coi là nhạo báng.
“Đũa tránh năm”
“Đũa tránh năm” nói rộng ra chính là một hệ thống nghi lễ Trung Hoa xung quanh đôi đũa. “Đũa tránh năm” không phải có ý là yến tiệc không được chuẩn bị năm đôi đũa, mà là chỉ đũa dài ngắn phải đồng đều. Tại sao lại như vậy?
Trong mắt của cổ nhân, tuy khách mời có phân ra lớn nhỏ, nhưng đã ngồi chung bàn ăn cơm, thì bát đũa và các loại đồ ăn nhất định phải giống nhau, tiêu chuẩn phải thống nhất. Nếu không sẽ dễ để cho khách mời cảm giác bị phân biệt đối xử, từ đó sinh lòng bất mãn.
Hơn nữa, bởi vì đũa đều phải có một đôi mới sử dụng được, nếu như làm thành số lẻ thì không phải là lấy dư, mà là chuẩn bị chưa đầy đủ, thể hiện ra là xếp đặt mọi thứ chưa được hoàn hảo, có chỗ thiếu sót.
Sử dụng đũa đúng cách
Trước và sau mỗi bữa ăn, bát đũa phải đặt ngay ngắn, không nên một đông, một tây, dài ngắn khác nhau. Chiếc đũa dài ngắn không đều nhau, làm cho người khác có cảm giác không được tôn trọng, khó tránh khỏi sẽ liên tưởng đến “chuyện không may”, đây là một điều kiêng kỵ rất nghiêm trọng, báo trước tai họa sẽ đến. Đồng thời lúc sử dụng đũa, cũng chú ý không dùng đũa để gõ chén, lại càng không nên cắm ở trên bát cơm.
"Tiệc tránh sáu"
Lời này có ý là không muốn 6 người ngồi chung một bàn ăn cơm. Điều này có ý gì?
Bàn ăn cổ thường có hình tròn, bầu dục hoặc bàn Bát Quái (tám cạnh). Nếu chiếc bàn hình dáng như vậy có 6 người ngồi thì sẽ tạo thành hình con rùa với đầu, đuôi và bốn chân. Trong khi đó, rùa ít khi được sử dụng để so sánh với ý nghĩa tốt đẹp. Do đó không nên dùng bàn có 6 chỗ ngồi để đãi tiệc.
Thêm nữa là lãng phí đồ ăn. Người xưa sắp đặt buổi tiệc, bàn bát tiên phù hợp để ngồi tám người, khách đến sẽ tự động ngồi cho đủ bàn, nếu như xuất hiện rất nhiều bàn ‘con rùa đen’, chính là thể hiện chỗ ngồi sắp xếp không được tốt.
Cho nên nếu như thực sự dư ra sáu người, cũng phải ngồi cho đầy ba mặt, không nên ngồi tạo thành hình con rùa đen, đây cũng là thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà!
Theo Công lý & xã hội