Trạng nguyên kiệt xuất nhất sử Việt hiện còn hậu duệ ở Hàn Quốc

Google News

Bên cạnh tài năng, trí thông minh kiệt xuất, vị trạng nguyên này còn có một mối tình xuyên biên giới nổi tiếng. Cũng vì đó mà ngày nay ông vẫn còn hậu duệ ở Hàn Quốc.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên xuất sắc hàng đầu, có học vấn uyên thâm và tài năng thượng thừa. Ông tuy vẻ ngoài xấu xí, nhưng tinh thông nhiều thứ. Cuộc đời Mạc Đĩnh Chi có rất nhiều giai thoại thú vị, đáng kể là chuyện cưới vợ Cao Ly và có hậu duệ tồn tại ở Hàn Quốc đến tận ngày nay.

Trang nguyen kiet xuat nhat su Viet hien con hau due o Han Quoc

Ảnh minh họa.

Chuyện kể rằng trong một lần đi sứ nhà Nguyên, Mạc Đĩnh Chi đã ghé thăm Cao Ly. 4 tháng ở nước bạn, trạng nguyên Việt Nam đã được Trạng Cao Ly làm mối cho cháu gái của mình. Cặp đôi nên duyên, sau này người thiếp đó đã theo trạng Mạc đến Trung Quốc.

5 năm sau, người thiếp Cao Ly về nước với 2 con (một trai, một gái), còn Mạc Đĩnh Chi thì về Đại Việt. 10 năm sau ông trở lại Cao Ly thăm vợ con và khi về nước, người thiếp lại có thai thêm lần nữa, hạ sinh một bé trai.

Người vợ Cao Ly của Trạng Mạc đã chăm sóc, nuôi dạy các con rất cẩn thận. Bà thọ đến 93 tuổi, các con về sau đều làm quan, chức tước cao. Trong đó người con trưởng làm quan võ, sinh được 12 con (8 trai, 4 gái).

Trang nguyen kiet xuat nhat su Viet hien con hau due o Han Quoc-Hinh-2

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi tại quê hương ông. Ảnh: Internet

Trong một lần tìm về thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, phóng viên Dân Việt đã được hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi tiết lộ nhiều hơn về chuyện này. Theo ông Mạc Đức Bẩy – thủ từ của đền Mạc Đĩnh Chi thì chuyện tình xuyên biên giới của Trạng Mạc năm xưa là hoàn toàn có thật.

Trang nguyen kiet xuat nhat su Viet hien con hau due o Han Quoc-Hinh-3

Tượng Mạc Đĩnh Chi ở chùa Dâu - Bắc Ninh. Ảnh: Internet

Các cụ cao niên của họ Mạc có kể lại việc con cháu dòng họ ở Hàn Quốc tìm về nhận cội nguồn. Ông Mạc Văn Kết cho biết, 400 năm trước họ Mạc phải tản đi khắp nơi vì biến động lịch sử. Khi đó, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng để lại một câu sấm: “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu, dị nhi đồng”. (Bốn trăm năm trước, cuối cùng trở lại như ban đầu/Mười ba đời sau, khác biệt mà vẫn cùng chung).

Đúng như lời Trạng Trình, 400 năm sau con cháu họ Mạc ở Hàn Quốc đã về Việt Nam nhận họ. Đáng tiếc là đến nay hai bên vẫn chưa thể gặp mặt và kết nối được với nhau.

Theo PV/ Dòng Đời