Khi đọc “Lộc đỉnh ký” của Kim Dung, chúng ta có thể phát hiện ra rằng Vi Tiểu Bảo có nói một câu cực kỳ thú vị, đại ý của hắn là “Khang Hi là một vị vua tốt. Ngược lại, việc phản Thanh phục Minh mà bọn họ làm lại cực kỳ ngu xuẩn". Nếu như đặt ở người khác thì không nói làm gì, nhưng đó là Hương Chủ của Hội Thiên Địa - tổ chức phản lại triều Thanh. Chúng ta hoàn toàn có thể từ một chi tiết nhỏ thấy được ý nghĩa toàn văn. Có lẽ Kim Dung yêu thích triều Thanh hơn là triều Minh, thậm chí giống như là các cư dân mạng nói, Kim Dung chính là “antifan” của triều Minh.
Kim Dung chính là người thể hiện sự bất mãn với triều đại nhà Minh nhiều nhất.
Sở dĩ Kim Dung đánh giá triều Minh như thế, có thể là có liên quan tới nút thắt tình cảm anh hùng trong lòng ông. Ai cũng biết, triều Minh khi tới thời kỳ Vạn Lịch, sức mạnh quốc gia khi ấy từ lâu đã không còn như trước, còn bên cạnh vị hoàng đế đi vào chốn đường cùng ấy có một thái giám tên là Ngụy Trung Hiền và một vị tướng quân tên Viên Sùng Hoán. Cả hai đều có năng lực mạnh và mối quan hệ rộng nhưng Ngụy Trung Hiền tên Trung Hiền mà bản chất con người lại không hề trung hiền nên đã bị giết. Còn vị tướng quân cả đời lập nhiều công lớn đáng tiếc lại chết sớm.
Có nhiều người cho rằng, cái chết của Viên Sùng Hoán là do Kim Dung không thích triều Thanh. Quả thực một kiểu anh hùng bi kịch điển hình, có ai viết tiểu thuyết mà không ca tụng họ? Trong cuốn “Viên Sùng Hoàn bình truyện”, Kim Dung đã có một đoạn tổng kết đánh giá về thời Minh như thế này: "Triều Minh là triều đại mục nát, đen tối nhất, giai cấp thống trị tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tới cuối thời Minh còn trở thành thời kỳ đen tối nhất trong mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc. Ông còn cho rằng, làm thần dân thời Thanh còn hạnh phúc hơn người dân thời Minh nhiều".
Tuy nhiên, Kim Dung dù sao cũng là người hiểu biết nhiều về lịch sử, ông cũng không kết luận một cách nông cạn như thế mà có những lý lẽ của riêng mình.
Thứ nhất: Chế độ yếu kém
Vua thời Minh có thể nói là những vị vua nhàn hạ nhất, đặc biệt là nửa sau của thời Minh xuất hiện những vị vua thích làm đồ mộc, thích yêu đương, thích sách, thích tranh nhưng lại chẳng mấy ai thích trị quốc cả. Điều này có liên quan tới nội các và chế độ tấu chương. Hoàng quyền tập trung cao độ, hoàng đế không làm việc mà mọi việc sẽ do các quan thần lo liệu.
Lo liệu nhiều việc lâu dần sẽ khó mà có thể kiểm soát được tâm tính của mình, dần trở nên ham muốn quyền lực công danh, thích tranh dành tiền tài lợi lộc, yêu nước tận tâm tận lực vì nước cũng chẳng được ông vua nhàn hạ ngồi trên cao kia quý mến, giống như đệ nhất tài tử thời Minh - Dương Thận bị đày ra ngoài biên cương. Thế nên nếu nói hôn quân trong thời Minh nhiều nhất trong các triều đại lịch sử cổ đại Trung Quốc cũng là điều có căn cứ.
Thứ hai: Tham quan bại quốc
Tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc manh nha từ thời Minh. Các thương nhân không những bị quan phủ bóc lột tàn bạo, mà còn bị ép phải mang các đặc sản tới hiếu kính cho các quan viên các vùng. Nếu như không thể thỏa mãn những viên quan này, vậy thì các tàu thuyền thương buôn muốn đi cũng không đi được. Trong những năm Chính Đức, ngoài các loại thuế thông thường, triều đình còn thu “tiền phí bê vác hàng” của các thương nhân.
Kiểm soát số lượng thương nhân, bòn rút và trưng thu thuế má, làm dập tắt những nhà tư bản hoặc khiến họ phản quốc. Cuối thời Minh, 8 gia tộc thương gia lớn ở Sơn Tây (được gọi với cái tên là Tấn Thương Bát Đại Gia) không những bắt tay giao dịch với quân Thanh, cung cấp những vật tư cấm mà còn làm tai mắt của quân Thanh, thám thính quân tình,... Tham quan, quả thực là đại họa.
Thứ ba: Các nhà Nho hại quốc
Cứ nghĩ rằng người đảng phải Đông Lâm vô cực tốt, thích học hành, hơn nữa còn biết nói lời êm tai, quan tâm đủ điều. Nhưng sau khi đọc đoạn sách sử này xong mới nhận ra, trên thực tế lại là một đám “hủ nho” (chỉ biết học mà không biết thế sự). Cứ là điều gì mà đối thủ tán thành thì đảng phái Đông Lâm phản đối, điều gì mà đối thủ phản đối thì đảng phái Đông Lâm sẽ tán thành. Lợi ích của tập đoàn lớn hơn lợi ích của quốc gia, các đảng phái trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn cuối của thời Minh, những đảng phái không biết chừng mực không có giới hạn tranh giành nhau “hành hạ” vương triều nhà học Chu vốn đã vô phương cứu chữa nay đã chết chìm luôn.
Về cả 3 mặt chế độ, văn hóa và chính trị, có thể nói triều Minh đen tối vào tận xương tủy, trong khi đó đến thời Thanh, những vấn đề này, ít nhiều gì đều đã được cải thiện. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến Kim Dung cho rằng thời Thanh tốt hơn thời Minh.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo Vũ Phong/Công Lý và Xã Hội