Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có rất nhiều hoàng phi thông minh, đa tài, họ đều có dung nhan xinh đẹp, khí chất ung dung. Trong bài thơ “Trường hận ca” cũng đã có câu thơ miêu tả như sau: “Nhà họ Dương có cô con gái mới lớn, cực kỳ xinh đẹp nhưng do chỉ ở trong phòng khuê các nên người ngoài chẳng ai biết dung nhan xinh đẹp của nàng”. Đúng là không khó để có thể tưởng tượng ra, những hoàng phi này sống trong thời cổ đại không có mạng xã hội, nhưng dường như cũng giống như những đại minh tinh thời nay.
Nhưng trong bộ phim “Vương triều Khang Hi”, có một phi tử tên Dung Phi. Đây là một trong những nhân vật nữ được miêu tả nhiều nhất trong phim. Trong các bài thơ cổ trước kia cũng được coi là hồng nhan tri kỷ của Khang Hi. Nhưng cho dù là có thân phận đặc biệt như vậy nhưng Dung Phi lại là người bị Khang Hi phạt đi dọn nhà vệ sinh, rốt cuộc là chuyện gì? Nếu như mọi người còn có ấn tượng với bộ phim “Vương triều Khang Hi”, có lẽ vẫn còn nhớ người chết dưới đáy nhà xí chính là Dung Phi.
Có một điều cần phải làm rõ là Dung Phi trong lịch sử chỉ là một nhân vật hư cấu và tất cả các phân cảnh của bà cũng chỉ đều xoay quanh bối cảnh của thời vua Khang Hi để hư cấu lên. Vì thế những chi tiết miêu tả về nhân vật Khang Hi cũng không được tôn trọng lịch sử cho lắm. Lần này chỉ nghiên cứu dựa trên bộ phim “Vương triều Khang Hi” mà thôi. Dung Phi và Khang Hi có một cô con gái tên là Lam Tề Nhi.
Trong phim “Vương triều Khang Hi”, nàng chính là một cách cách không phải lo ăn lo mặc nhưng khi Lam Tề Nhi mới 16 tuổi, Khang Hy lại đem nàng gả cho Cát Nhĩ Đan. Cuối cùng thì đã tới nước Chuẩn Cát Nhĩ Hãn cách đó không xa, cũng chính là Tân Cương ngày nay.
Nhưng Lam Tề Nhi lại có một cuộc đời rất bi kịch, chồng của nàng lại chết dưới tay của anh ruột mình. Sau cùng, điều khiến Lam Tề Nhi bị đả kích nhất đó chính là tất cả những điều này đều là do cha mình là Khang Hi chỉ thị. Thấy Cát Nhĩ Đan đã chết, Lam Tề Nhi đành phải trở về quê hương Đại Thanh của mình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Lam Tề Nhi và Khang Hi chắc chắn không còn như trước nữa.
Trước kia bà nội của Khang Hi là Hiếu Trang Hoàng Hậu lúc qua đời đã dặn dò Khang Hi nhất định không được phế người thừa kế. Nhưng trong đó, Dung Phi vì muốn bảo vệ ngôi vị thừa kế mà âm thầm hành động, kết quả lại bị người ta phát giác và báo cáo lên Khang Hi. Trong lúc bất lực, Khang Hi đành đuổi bà ra khỏi cung, còn phạt bà đi dọn nhà vệ sinh.
Nhưng Khang Hi sao mà có thể không cảm nhận được nỗi bất lực của bản thân đây? Vì ông cũng biết, Thái Tử hiện nay hoàn toàn không đủ tư cách để làm một hoàng đế đạt chuẩn. Cũng chính vì thế, trong thời Khang Hi sau này mới xảy ra chuyện “cửu tử đoạn đích” (9 người con trai tranh giành nhau ngai vàng), chỉ là Khang Hi có muốn nhìn cảnh này hay không, đó lại là điều khó nói, thế nên về phần Khang Hi thì đa phần là sự bất lực.
Tuy nhiên, trong phim “Vương triều Khang Hi”, tuy Dung Phi chết do tai nạn ngoài ý muốn, nhưng bản thân Khang Hi cũng chỉ là một người phàm trần, là người phàm trần thì đương nhiên cũng có thất tình lục dục. Vì thế sau khi Dung Phi qua đời, Khang Hi vẫn phong Dung Phi làm Hoàng Hậu trên danh nghĩa của mình, có lẽ đây cũng là một kiểu hình thức kỷ niệm.
Không khó để nhận ra rằng, việc Dung Phi chết là điều mà Khang Hi cũng không ngờ tới, nhưng Khang Hi là hoàng đế, có đủ thứ mà mình không thể tự làm theo ý mình được, không phải là do ông có quan hệ tốt với các đại thần của mình thì sẽ để mặc tùy ý, mà điều này đều cần phải đối xử công bằng, ai ai cũng như nhau.
Làm hoàng đế từ trước đến giờ luôn không phải là một chuyện gì tốt đẹp cả, đứng trước các quan đại thần không thể nào làm chính mình được, lúc nào cũng phải đeo một chiếc mặt nạ “ngụy thiện” để đối mặt với họ, đây chính là cảm ngộ thực sự của hoàng đế. Có rất nhiều người ngưỡng mộ hoàng đế, đều là vì hoàng đế có quyền lực lớn nhất thiên hạ, nhưng khi thực sự nắm toàn bộ quyền lực thật sự, có thể nắm giữ nó một cách chắc chắn hay không thì lại rất khó nói.
Chúng ta không khó để phát hiện ra rằng, trong lịch sử chẳng có được mấy vị hoàng đế hoàn hảo, nhưng những hôn quân thực sự thì lại có không ít. Điều này đủ để chứng minh một khi lên làm hoàng đế, các nhà sử học và những người khách quan sẽ dùng những tiêu chuẩn rất cao để đánh giá, đây chính là con mắt đánh giá dành cho các nhân vật lịch sử.
Có một câu nói như thế này, những nhân vật trong lịch sử, chỉ cần che đi công và tội của họ thì họ cũng chỉ là những người bình thường, là người bình thường thì cũng đều có nhưng tạp niệm của riêng mình, không thể nào giữ được lý trí và tình cảm tuyệt đối được.
Theo Vũ Phong/Công Lý và Xã Hội