Phổ Nghi là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc. Phổ Nghi lên ngôi khi mới 2 tuổi và thoái vị vào năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Khi đó, Phổ Nghi lại được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Tới năm 1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt và quan thúc. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì cho rằng ông đã bắt tay với quân xâm lược Nhật Bản, Tới tháng 12/1959, Phổ Nghi được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.
Theo tờ Chinatimes, sau khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi cung, ông vẫn có nguồn tiền rủng rỉnh. Điều này được cho là Phổ Nghi đã lấy các vật dụng trong cung vốn là tài sản cố hữu của hoàng thất "tuồn" ra ngoài đem bán để lấy tiền tiêu xài.
|
Phổ Nghi khi về già.Ảnh Internet.
|
Vào năm 1924, cuộc binh biến xảy ra, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi chính thức bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành. Tới năm 1945, Phổ Nghi và gia đình của ông chuẩn bị lên máy bay dự định trốn sang Nhật Bản nhưng bất thành, bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ. Trong khoảng thời gian 21 năm nay, sau khi rời Tử Cấm Thành, Phổ Nghi từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, sau đó lại từ Thiên Tân đến vùng Đông Bắc. Cuộc sống phải di chuyển nhiều nơi nhưng cuộc sống của ông vẫn rất dư dả, không hề gặp khó khăn như tin đồn được lan truyền.
Theo báo cáo của trang Lịch sử nhân văn quốc gia Trung Quốc, Phổ Nghi từng mô tả cuộc sống hàng ngày của mình ở Thiên Tân trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" như sau: "Một ngày của tôi bắt đầu từ 7 giờ sáng, sau khi tắm rửa được Tiểu Bính Viêm bắt mạch. 8 giờ, nghe Trịnh Hiếu Tư giảng về "Thông giám". Đến 9 giờ, tôi đi tản bộ trong khu vườn tĩnh lặng, thưởng trà, ăn trái cây. Đến chiều, tôi thong dong ngồi trên xe đi ngắm vườn tược, nhà cửa. Buổi tối tôi vẫn đi dạo trong khu vườn rộng, tất cả đều bình lặng như khi tôi còn nhỏ". Thông qua đó, có thể thấy, Phổ Nghi không chỉ có bác sĩ riêng, gia sư cao cấp, mà còn có thể thưởng thức trà chiều hạng sang. Khi rảnh rỗi, còn có thể đi kiểm tra đất đai trong vườn bằng một chiếc xe đặc biệt.
Về cơ bản, Phổ Nghi đã xuất cung nhưng thực tế ông vẫn có nguồn tài sản dồi dào không kể xiết. Theo truyền thông Trung Quốc, nguồn lực tài sản của Phổ Nghi đến từ hai nguồn chính. Một là ông bán những món đồ cổ vật trong cung ra ngoài với giá cao nhằm thu lợi. thứ hai là tài sản cố hữu vốn thuộc bề hoàng gia.
Khi Phổ Nghi còn ở trong cung, ông thường chọn những bức tranh và thư pháp đẹp nhất từ phủ Nội vụ, vận chuyển chúng ra ngoài cung điện với danh nghĩa ban thưởng cho em trai Phổ Kiệt rồi cất giữ những món đồ này trong khu vực riêng. Ở khu tô giới Thiên Tân do Anh quốc cai quản, Phổ Kiệt mỗi ngày đều mang theo một bao tải lớn chứa nhiều món đồ quan trọng. Các bức thư pháp và tranh vẽ nổi tiếng được vận chuyển ra ngoài bao gồm thư pháp của Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi thời Đông Tấn; Âu Dương Tuân - nhà thư pháp nổi tiếng thời Đường, Mễ Phí - một nhà thư pháp và họa sĩ của triều đại Bắc Tống; Triệu Mạnh Phủ - một nhà thư pháp và họa sĩ của triều đại nhà Nguyên; Tư Mã Quang - một nhà sử học của triều đại Bắc Tống. Những bức tranh như "Thanh minh thượng hà đồ" của Trương Trạch Đoan cũng nằm trong số đó.
Ngoài ra, Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc đã soạn thảo "Điều kiện ưu đãi Hoàng thất nhà Thanh" điều kiện để Phổ Nghi thoái vị đó là chấp thuận việc ông tiếp tục được sống trong Tử Cấm Thành, đồng thời vẫn được hưởng danh hiệu "Hoàng đế". Phổ Nghi sống trong Hoàng cung đến năm 18 tuổi. Ngoài ra, sau khi hoàng đế nhà Thanh thoái vị cũng sử dụng hàng triệu lượng bạc đúc thành tiền mới phù hợp với chế độ Trung Hoa Dân Quốc. Theo thống kê, sau khi Phổ Nghi rời khỏi cung, chi phí hàng tháng của ông lên tới hàng chục nghìn tệ, đó là chưa kể chi phí mua những món đồ khác.
Theo Văn hóa và Phát triển