Một trong những nhân vật quan trọng, đóng góp to lớn cho Phật giáo Việt Nam chính là Thiền sư Khuông Việt. Ngài là vị quốc sư đầu tiên, người đầu tiên được phong Tăng thống ở nước ta. Nhắc đến ngài, còn có rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Thiền sư Khuông Việt sinh năm 933, quê ở thôn Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Ông tên thật là Ngô Chân Lưu (có tài liệu ghi là Ngô Xương Tỷ). Theo phả hệ, ông chính là con cả của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Quyền (1 trong 2 vị Tổ trung hưng của nước ta).
|
Ảnh minh họa
|
Sinh ra dưới thời cai trị của Dương Đình Nghệ, lại chứng kiến thời kỳ Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, sau này là việc Dương Tam Kha tranh ngôi… Có thể nói thiền sư Khuông Việt đã chứng kiến đủ những biến động thời cuộc khi đó. Trong lúc gia đình gặp biến cố, cậu bé Ngô Chân Lưu 11 tuổi đã tìm đến cửa Thiền để lánh nạn.
Ngô Chân Lưu nổi tiếng từ nhỏ là người khôi ngô, tuấn tú, tính cách phóng khoáng. Ngày bé ông theo học nho giáo nhưng sau này lại quy y cửa Phật. Ông thọ giới Cụ túc ở chùa Khai quốc (nay là chùa Trấn Quốc). Sau này, khi thiền sư đã 44 tuổi, vua Đinh Tiên Hoàng nghe danh nên mời đến triều đình. Sau màn đối đáp, vua Đinh Tiên Hoàng quyết đinh phong ông làm Tăng thống. Đây là lần đầu tiên có chức vị đó trong lịch sử Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Tăng thống là nắm toàn bộ sư sãi trong nước.
|
Ảnh minh họa
|
Đến năm 971, thiền sư Ngô Chân Lưu được phong pháp hiệu Khuông Việt, ý chỉ là người tu sửa, chấn hưng Phật giáo nước nhà. Tên đó theo ông cho đến tận bây giờ.
Đến năm 980, Lê Hoàn lên ngôi và tiếp tục trọng dụng thiền sư Khuông Việt với vai trò Tăng thống. Cũng kể từ đây, những câu chuyện ngoại giao khéo léo của nhà sư được lưu danh sử sách.
|
Ảnh minh họa
|
Năm 987, nhà Tống cử đoàn sứ đến Việt Nam, Khuông Việt là đại diện ra đón tiếp. Khi đoàn sứ ra về, vua Lê Đại Hành yêu cầu Khuông Việt viết nhạc đưa tiễn. Ca khúc nổi tiếng “Vương lang quy” đến nay vẫn được nhắc đến.
Ở Khuông Việt có sự nhạy bén, nhanh nhẹn đáng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời của ông là tấm gương sáng chói với nhiều người. Khuông Việt không chỉ tu tập, làm việc thiện mà còn hoàn thành tốt trọng trách với đất nước.
Theo Sở hữu Trí tuệ