Quan Vũ được mô tả cao 9 thước,theo cách đo lường ngày nay là bao nhiêu?
Trong tài liệu lịch sử có chép Quan Vũ “thân cao 9 thước, râu dài 2 thước, ngũ quan uy nghiêm, sắc mặt đỏ hồng, mắt phượng mày ngài, đứng trong đám đông cực kỳ nổi bật. Lại cộng thêm ông có ngựa xích thố do Tào Tháo tặng, càng tạo thêm uy phong. Vậy thì “9 thước” mà trong cổ văn ghi chép, rút cục là bằng bao nhiêu mét thời nay?
Một số người căn cứ vào tỉ lệ hiện đại để hoán đổi, nhưng phương pháp này không chính xác. Bởi vì đơn vị đo lường thời cổ có tiêu chuẩn không đồng nhất. Trong thời Xuân Thu, 7 nước có 7 đơn vị đo lường khác nhau. Ví dụ ở nước Tề thì 1 thước tương đương 7 tấc hiện đại, đại khái bằng khoảng 23 cm. Nước Tề có một mỹ nam tử tên là Trâu Kỵ, có thân cao hơn 8 thước, như vậy tương đương khoảng 1,84 m thời nay. So với thời ấy là rất cao rồi.

Quan Vũ. Ảnh: AI.
Mà trong tiểu thuyết nói Quan Vũ thân cao 9 thước, nếu theo cách tính này thì Quan Vũ phải cao hơn 2m. Tuy nhiên sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước đã ban hành chính sách, thống nhất luôn các tiêu chuẩn đo lường vốn trước đây là khác biệt nhau.
Theo Sử ký ghi chép, thời kỳ đầu Tây Hán, một thước tương đương 23,1cm, tức là không khác nhiều so với độ dài một thước của nước Tề thời Xuân Thu. Nhưng Quan Vũ sống vào thời cuối Đông Hán, đơn vị đo lường có thể có biến đổi.
Điều thú vị là trong một lần khai quật khảo cổ ở Lạc Dương thuộc Hà Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ, mà Lạc Dương chính là đô thành thời Đông Hán. Quả nhiên, qua quá trình nghiên cứu đã phát hiện ngôi mộ cổ này đích thực là được chôn vào những năm cuối Đông Hán. Các đồ vật trong mộ được bảo tồn hoàn hảo.
Qua một thời gian khai quật và nghiên cứu, một vị chuyên gia trong đoàn khảo cổ tìm được một vật có hình thù dài dài. Sau khi rửa sạch thì phát hiện đây là một cái thước đo thời cổ.

Quan Vũ là danh tướng thời Tam Quốc. Ảnh: AI.
Lại căn cứ vào mức độ mài mòn, các chuyên gia đoán định vật này cùng thời với thời đại của Quan Vũ sống. Tức là nó là một chiếc thước đo thời Tam Quốc. Nhờ vào thiết bị hiện đại để phân tích, các chuyên gia đã đưa ra đáp án rằng thời Đông Hán, một thước bằng 23,4cm hiện đại. Như vậy chiều cao 9 thước của Quan Vũ bằng 2,1m thời nay. Vóc dáng này đáng gọi là uy phong lẫm lẫm, bá khí phi phàm.
Trong điều kiện sinh hoạt vật chất tốt như thời hiện đại, người cao 2m cũng không phải là quá đặc biệt, những người cao 1,8m hay 1,9m không phải là hiếm. Tuy nhiên trong điều kiện vật chất và y học thời cổ, những người dân phổ biến là có thân thể thấp bé, thì người cao 1,7 đến 1,8m đã là cao hơn hẳn mức trung bình. Vậy mà Quan Vũ cao tới 2,1m, đặt vào nơi nào cũng là tình huống con hạc trong bầy chim. Do vậy chẳng trách Quan Vũ trên chiến trường không ai địch nổi.
Nhưng trong trận chiến ba anh em Lưu – Quan – Trương chiến Lữ Bố, vì sao Lữ Bố có thể lấy một địch ba? Việc này cũng liên quan đến chiều cao của Lữ Bố. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Lữ Bố cao gần 10 thước. Đây là một ưu thế lớn trong thời dùng vũ khí lạnh vì Lữ Bố so với Quan Vũ vẫn còn cao hơn nửa cái đầu.