Bị hoạn quan giết
Tiêu biểu nhất phải kể đến cái chết của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa cổ đại. Doanh Chính đã bị một hoạn quan đoạt mệnh, đó chính là thái giám Triệu Cao.
Vào năm 210 TCN, Doanh Chính trên đường tuần tra thì lâm bệnh nặng. Khi ấy, Tần Vương ở tại hành cung Sa Khâu để dưỡng bệnh, nhưng đột nhiên băng hà khi vừa bước sang tuổi 50.
Chính sử ghi chép rằng Tần Thủy Hoàng bị bệnh qua đời, nhưng không ít học giả cho rằng vị Hoàng đế này bị sát hại bởi thái giám Triệu Cao - người đã phát động chính biến.
Doanh Chính qua đời, Hồ Hợi thuận lợi kế vị. Nhưng vị tân Hoàng đế này vẫn phải chịu số phận bị hoạn quan giở trò, còn bị chính Triệu Cao làm hại.
Triệu Cao có ý đồ tự xưng làm vua, nhưng triều thần không phục, đành phải đưa con của tiên đế là Tử An lên làm Tần vương. Sau này, Triệu Cao cũng không được chết tử tế. Tháng 9 cùng năm, thái giám này bị xử tử, còn lĩnh án tru di tam tộc.
Bị con giết
Ảnh minh họa.
Một án giết cha nổi danh khác là Đường Thế Tông Lý Thế Dân. Lý Thế Dân là vị vua có tầm ảnh hưởng lớn tronglịch sửTrung Quốc, được đánh giá là một vị hoàng đế tốt. Nhưng vị hoàng đế tốt này cũng không từ thủ đoạn để có được ngôi báu.
Tháng 6 năm Võ Đức thứ chín (năm 626), Lý Thế Dân phát động binh biến ở cung Huyền Vũ, đem Thái tử Lý Kiến Thành, Tề vương Lý Nguyên Cát và toàn bộ các hoàng tử khác giết chết. Sử cũ gọi đây làsự kiện“binh biến Huyền Vũ môn”.
Sau khi qua đời, ông được an táng tại Cảnh Lăng. Cái chết của Huyền Diệp vẫn để lại nhiều nghi hoặc đối với hậu thế. Trước khi ông qua đời, một cuộc tranh đoạt ngôi vị của các hoàng tử đã diễn ra hết sức kịch liệt.
Sau này, Tứ Hoàng tử Dận Chân dựa vào thế lực của cậu ruột, lại có Niên Canh Nghiêu viện binh lực, đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Ung Chính.
Chính sử ghi rằng, Dận Chân kế vị theo đúng di chiếu của tiên đế, nhưng dân gianlại lưu truyền giai thoại cho thấy ông ta nhờ mưu sát cha đẻ mới được lên ngôi làm Hoàng đế.
Huynh đệ tương tàn
Vào thời Thập lục quốc, sau khi Hán Hoàng đế Lưu Uyên qua đời, Thái tử Lưu Hòa kế vị.Kết quảlà người em trai Lưu Thông không cam lòng, đem ca ca Lưu Hòa giết chết, tự mình lên ngôi Hoàng đế.
Nam Hán Thương đế Lưu Phân (920 – 943) kế vị vào năm 942, sau khi Cao Tổ Lưu Nham qua đời.Kết quảlà năm thứ hai tại vị đã bị em trai là Tấn vương Lưu Hoằng Hi giết chết. Khi ấy, Lưu Phân mới 24 tuổi. Lưu Hoằng Hi lên ngôi Hoàng đế, sử gọi là Trung Tông.
Bị mẹ giết
Ảnh minh họa.
Tronglịch sửTrung Quốc, “độc mẫu” (người mẹ độc ác) vốn không ít, ví như đệ nhất Hoàng hậu Tây Hán Lữ Trĩ, hay Đại Đường đệ nhất Hoàng hậu Võ Tắc Thiên, Đại Thanh đệ nhất Hoàng hậu Từ Hy,...
Túc Tông Nguyên Hủ (510 – 528) là con trai thứ hai của Võ Tông Nguyên Khác. Nguyên Hủ 6 tuổi đã được làm hoàng tử kế vị, nhưng mẹ ông là Hồ Thái hậu vì đam mê quyền lực, lấy lý do Hoàng đế còn nhỏ để lâm triều nhiếp chính.
Sau này, Hồ Thái hậu thẳng tay hạ độc giết chết con đẻ của mình. Nguyên Hủ qua đời khi mới 19 tuổi. Thái hậu còn giữ lại một chút mẫu tính, cho người xây dựng lăng tẩm an táng con trai, gọi là Định Lăng.
Bị cha giết
Vào thời Ngũ đại thập quốc có vị vua thứ hai của Bắc hán là Duệ Tông Lưu Quân. Lưu Quân 15 tuổi kế thừa ngôi vị của Lưu Mân, vậy nhưng lại tôn Liêu chúa làm phụ hoàng. Ông yên phận làm “vua bù nhìn”, làm “con trai của Hoàng đế” nước Liêu, qua đời năm 43 tuổi.
Việc Lưu Quân qua đời vẫn bị nghi ngờ là do “phụ hoàng” là vua Liêu bày kế hãm hại. Lưu Quân cũng không có con ruột, chỉ có con nuôi là Lưu Kế Ân kế vị, nhưng Lưu Kế Ân làm vua chưa được 60 ngày đã bị giết chết.
Thông tin trong baifc hỉ mang tính chất tham khảo!
Theo Xe và Thể thao