Càn Long được mệnh danh là hoàng đế hạnh phúc nhất, hơn 20 tuổi đã được kế thừa đại thống, cả cuộc đời gần như chẳng có đại tai đại nạn gì, hậu cung phi tần nhiều vô kể, còn có tổng cộng 27 người con, trong đó có 17 hoàng tử và 10 công chúa. Điều khiến người ta thấy ngạc nhiên là đa số những hoàng tử và công chúa này lại không kế thừa gen trường thọ của Càn Long, ít nhất 10 người mất sớm, còn có vài người không sống quá 30 tuổi.
(Ảnh minh họa)
Phân tích kỹ những người con trai này của Càn Long thì sẽ phát hiện ra một chuyện rất kỳ lạ, cứ người nào được bí mật lập làm trữ quân, hoặc là người được Càn Long định truyền ngôi cho đều chết yểu hoặc mất sớm. Nhị A Ca Vĩnh Liễn, được Hoàng tổ phụ Ung Chính và phụ hoàng Càn Long vô cùng yêu quý, năm đầu tiên khi Càn Long lên ngôi đã lập Vĩnh Liễn khi ấy mới 6 tuổi làm trữ quân, nhưng 2 năm sau đó thì Vĩnh Liễn qua đời.
Thất A Ca Vĩnh Tông, cũng là hoàng tử do Phú Sát Hoàng Hậu sinh, là đích tử chính hiệu (con trai đích tôn, con của chính thất), được yêu chiều hơn những người khác. Khi cậu vừa mới chào đời, Càn Long đã định lập cậu làm Thái tử. Thế nhưng không may rằng, Vĩnh Tông mới 1 tuổi đã chết yểu.
(Ảnh minh họa)
Ngoài Vĩnh Liễn, Vĩnh Tông ra, Càn Long cũng rất coi trọng Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ. Vĩnh Kỳ vừa có đức lại vừa có tài, là người xuất sắc nhất trong số các hoàng tử. Sau khi được phong làm Vinh Thân Vương không lâu thì lâm bệnh qua đời, dường như mệnh Càn Long khắc tử. Trong số 17 người con trai, có ai kế thừa gens trường thọ của Càn Long hay không? Thực ra là có, người này ban đầu không được Càn Long xem trọng nhưng lại sống thọ tới hơn 80 tuổi.
Đó chính là Bát A Ca Vĩnh Tuyền, mẫu thân là Kim Giai Thị, sau này được phong làm Thục Gia Hoàng Quý Phi. Chốn hậu cung triều Thanh là nơi phải so kè về xuất thân, bối cảnh, Kim Giai Thị xuất thân bình thường, lại nhờ có ngoại hình xuất sắc, thêm vào đó là một chút may mắn được Càn Long lật thẻ bài. Bản thân Kim Giai Thị cũng hạ sinh cho Càn Long 4 vị hoàng tử, ngoài Vĩnh Tuyền ra, Tứ A Ca, Cửu A Ca và Thập Nhất A Ca đều là con trai của Kim Giai Thị.
(Ảnh minh họa)
Nhưng tại sao Vĩnh Tuyền là con trai của Càn Long mà lại không được ông xem trọng? Vì Vĩnh Tuyền khi sinh ra đã có chút vấn đề, chân của ông không được lành lặn, trong sách sử có ghi chép: “Sắc mặt u ám, lại có tật ở chân”. Nói cách khác, Vĩnh Tuyền bị tàn tật bẩm sinh, do khiếm khuyết bẩm sinh nên Càn Long đã loại ông ra khỏi phạm vi xem xét làm người thừa kế, ông cũng không hề trở thành mối đe dọa với bất kỳ hoàng tử nào khác. Thế nên mới buông thả, ngày ngày mượn rượu giải sầu, đắm mình trong chốn phong nguyệt, từ đó lại càng không được vua cha xem trọng.
(Ảnh minh họa)
Nhưng được cái này mất cái kia, Vĩnh Tuyền không có khả năng cạnh tranh nhưng lại có quan hệ rất tốt với các A Ca khác. Sau khi em trai Gia Khánh lên ngôi đã phong ông làm Vương, hàng năm đều có số bổng lộc vô cùng lớn, có thể an hưởng phú quý. Đạo Quang năm thứ 20, Vĩnh Tuyền qua đời ở tuổi 86. Ông không những là người con trai trường thọ nhất của Càn Long mà cũng là vị hoàng tử sống lâu nhất trong lịch sử triều Thanh, được hưởng vinh hoa phú quý cả đời.
Theo Vũ Phong/Công lý & Xã hội