Chuyện tình vượt biên giới
Tùng Tán Cán Bố là quốc vương Thổ Phồn thời bấy giờ. Ông được người dân tôn sùng, kính mến bởi tài năng, văn võ song toàn. Chính ông cũng xây dựng vương quốc Thổ Phồn thành mảnh đất giàu có, quốc gia hùng mạnh.
Trước khi kết hôn với Văn Thành Công chúa, Tùng Tán Cán Bố đã kết hôn với công chúa Nepal. Dù đất nước hùng mạnh nhưng bản thân Tùng Tán Cán Bố cũng muốn đưa các nền văn hóa khác đến với Thổ Phồn.
Ông đã chọn cách thiết lập các cuộc hôn nhân với các nước láng giềng. Vua Đường cũng đã biết tới danh tiếng của Tùng Tán Cán Bố. Năm 639 SCN, Tùng Tán Cán Bố từng đưa quân đánh nhà Đường tại một vùng giáp biên giới. Nhưng sức mạnh của nhà Đường đã đánh bại âm mưu xâm lược. Tùng Tán Cán Bố đã cúi đầu xưng thần và ngỏ ý muốn cầu hôn với một công chúa nhà Đường.
Vào một mùa đông lạnh giá, Tùng Tán Cán Bộ cử sử giá Lục Đông Tán sang Trường An cầu hôn. Chuyến đi này của sứ giả ngoài 100 người còn có cả lễ vật gồm vàng bạc và châu báu. Khi sứ giả mang các lễ vật đến, vua Đường Thái Tông quyết định công chúa Văn Thành được gả cho quốc vương Thổ Phồn.
Về làm dâu xứ Thổ Phồn, công chúa Văn Thành được Đường Thái Tông chuẩn bị cho rất nhiều của hồi môn. Không chỉ là vàng bạc, châu báu mà còn cả giống cây trồng, sách dạy nông nghiệp, sách vở về y dược... Công chúa không đi một mình mà còn có người hầu, thái y, nhũ mẫu...
Để đến được Thổ Phồn, công chúa Văn Thành trải qua 1 tháng di chuyển ròng rã qua biết bao nhiều quãng đường. Khi đến Hà Nguyên, công chúa Văn Thành được Tùng Tán Cán Bố ra đón tận nơi. Thậm chí tương truyền, Tùng Tán Cán Bộ còn mặc trang phục của người Hán do vua đường ban tặng cho.
Hai người đã phải lòng nhau ngay từ lần gặp đầu tiên. Thậm chí, Tùng Tán Cán Bố còn xây tặng cho công chúa Văn Thành một cung điện lộng lẫy. Công trình này được xây theo kiểu kiến trúc nhà Đường để công chúa Văn Thành có thể sống thoải mái và cảm thấy gần gũi như ở quê hương.
Công lớn với Thổ Phồn
Sau khi công chúa Văn Thành đã quen với cuộc sống mới. Nhiều thay đổi diễn ra ở đây. Những hồi môn mà công chúa mang theo người đã phát huy tác dụng như người Thổ Phồn áp dụng cách gieo trồng nông nghiệp đưa đến sự thúc đẩy nông nghiệp hay các thợ thủ công đã tạo ra kỹ thuật luyện kim, sản xuất mực ở Thổ Phồn.
Ngoài ra, người Thổ Phồn cũng học về văn hóa nhà Đường. Người Thổ Phồn học cách dệt tơ lụa, trồng dâu nuôi tằm. Tất cả góp phần giúp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.
Trước khi đến Thổ Phồn, công chúa Văn Thành mang trong mình bao nỗi ưu tư. Nhưng chính vua Đường Thái Tông đã trò chuyện với cháu gái trước khi đi làm dâu xứ xa, mong cháu trở thành cầu nối văn hóa hai bên. Ông mong công chúa Văn Thành truyền dạy kỹ năng gieo cấy, trồng trọt cho các cư dân du mục hay dịch chuyển nơi ở. Khi nghe Đường Thái Tông nói vậy, công chúa Văn Thành đã tự tin hơn và bắt đầu tìm hiểu về Tùng Tán Cán Bố cũng như Thổ Phồn.
Tại Thổ Phồn, Tùng Tán Cán Bố cho xây dựng chùa và trong đó thờ tượng Phật mà công chúa Văn Thành mang theo khi về làm dâu. Đến nay, trong chùa Đại Chiêu ở Tây Tạng vẫn còn tượng của Tùng Tán Cán Bố và công chúa Văn Thành. Năm 680, công chúa Văn Thành qua đời, người dân Thổ Phồn đã xây nhiều đền thờ bà và đến nay vẫn xem bà là người có công rất lớn với vùng đất này.
Theo Bình An/Vietnamnet