Vào thời xưa, người ta thường ưa chuộng kiểu kiến trúc cổ xưa, rộng rãi, thoáng đáng cùng nhiều màu sắc nổi bật, đặc biệt là có ký tự số năm như 1989, 1962, 2000,… được đắp nổi ở giữa cửa chính, hiên nhà khiến nhiều người thắc mắc, tò mò.
Ảnh minh họa
Lý do là bởi ngoài việc trang trí cho căn nhà thêm đẹp mà còn mang lại ý nghĩa tinh thần lớn. Người xưa thường quan niệm ngôi nhà là tổ ấm, là nơi gắn liền với hồi ức đẹp đẽ và những kỷ niệm không bao giờ quên của một đứa trẻ từ khi vừa sinh ra đến lúc tuổi già sức yếu.
Bên cạnh đó, người xưa còn có quan niệm "an cư lạc nghiệp” nên mỗi căn nhà được xây dựng thành công là cả một ký ức, thành tựu to lớn cần được ghi nhớ trong cuộc đời của mỗi người. Do đó người xưa cho rằng cần đắp nổi số năm căn nhà được xây dựng để nhắc nhở con cháu mình về thời điểm mà gia đình xây dựng được tổ ấm
Bên cạnh số “năm sinh” của căn nhà, người xưa còn quan tâm tới những chi tiết khác khi xây dựng nhà ở như cấu trúc nhà 3 gian, bao gồm 1 gian chính, 2 gian phụ là phòng bếp và phòng ngủ. Nhà thường có bố cục số lẻ, hiếm có nhà nào có số gian chẵn, họ còn dùng bức màn để ngăn cách các gian trong nhà để phù hợp với thời tiết nóng ẩm của phương Nam.
Không chỉ thế, đối với một số gia đình khá giả, họ còn đào giếng nước và xây khoảng vườn phía trước nhà. Hình ảnh mang đậm văn hóa vùng miền và được lưu truyền lại cho tới ngày nay.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo