Trong số những đặc điểm tướng mạo được coi là hiếm có và quý giá, "đồng tử kép" hay còn gọi là "trọng đồng" (một mắt có hai đồng tử) được xem là dấu hiệu của một người đặc biệt, thường là thánh nhân hoặc hoàng đế.
Giải mã hiện tượng đồng tử kép
(Ảnh minh họa)
"Đồng tử kép" là hiện tượng một mắt có hai đồng tử, xuất hiện ở một số ít người, và theo y học hiện đại, đây là một dạng đột biến bẩm sinh do dị tật dính đồng tử. Tuy nhiên, trong thời kỳ khoa học chưa phát triển, hiện tượng này được xem là điềm báo của sự vĩ đại, một dấu hiệu của sự chọn lọc tự nhiên, những người có “đồng tử kép” thường được gắn liền với hình ảnh vua chúa, danh tướng hoặc các thánh nhân.
Những nhân vật lịch sử Trung Quốc có “đồng tử kép”
Trong lịch sử Trung Quốc, có 8 nhân vật được ghi nhận có "đồng tử kép" và tất cả đều là những người vĩ đại trong mắt dân chúng. Đầu tiên là Thương Hiệt. Ông được biết đến với tên gọi thánh tổ của chữ Hán. Ông đã sáng tạo ra các ký tự, mở đầu cho văn hóa chữ viết ở Trung Hoa. Người ta tin rằng ông có đôi mắt "đồng tử kép", điều này được xem như biểu hiện của sự thông tuệ và khả năng đặc biệt trong việc sáng tạo.
Đế Thuấn, một trong những vị vua huyền thoại của Trung Hoa. Nổi tiếng với sự đức độ, tài năng và công lao lớn trong việc quản lý đất nước và cải thiện đời sống nhân dân. Ông được ghi nhận là có đôi mắt “đồng tử kép”, một dấu hiệu của thiên mệnh và sự thánh thiện.
(Ảnh minh họa)
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, nổi tiếng với sự tàn bạo và quyền lực. Tương truyền rằng, ông có đôi mắt dài và sở hữu “đồng tử kép”, khiến người đương thời càng thêm tin tưởng vào thiên mệnh của ông. Một nhân vật khác là Hạng Vũ, được biết đến với biệt danh “Trọng đồng tử”, là một vị tướng nổi tiếng với sức mạnh phi thường nhưng lại có kết cục bi thảm.
Hay Tấn Văn Công - quốc vương của nước Tấn. Trong suốt thời gian ông nắm trị vì, nước Tấn phát triển rất hùng mạnh. Ống chính là một trong lịch sử "Xuân Thu ngũ đại bá" Trung Hoa.
(Ảnh minh họa)
Cao Dương - người đã sáng lập ra triều đại Bắc Tề. Người ta nói rằng ông ta sinh ra đã có hai đồng tử trong mắt, mang khả năng nhìn xa trông rộng, khiến gia đình vô cùng ngạc nhiên.
Một người nữa là Ngư Câu La. Ông được miêu tả như một ngôi sao sáng của triều đại nhà Tùy. Ông cao 1m80, có sức mạnh cánh tay phi thường, đôi mắt nặng trĩu và mang giọng nói hào sảng. Còn Lý Dục - vị vua nổi tiếng của Trung Hoa, ông được biết đến nhiều hơn với tư cách nhà thơ, họa sĩ, nhà thư pháp lỗi lạc của trong thế kỷ 10 và được người xưa xưng tụng là Thiên cổ từ đế.
Sự pha trộn giữa lịch sử và mê tín
Mặc dù y học hiện đại đã giải thích rõ ràng rằng hiện tượng “đồng tử kép” chỉ là một dạng dị tật, nhưng trong mắt người xưa, điều này lại mang ý nghĩa huyền bí và thần thánh. Những người có dị tật này, nếu đạt được những thành tựu lớn lao, càng làm cho người đương thời tin rằng họ được trời cao ưu ái, được chọn để cai trị hoặc dẫn dắt dân chúng. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có “đồng tử kép” đều trở thành hoàng đế hay thánh nhân, mà ngược lại, có nhiều người bình thường khác cũng sở hữu đặc điểm này nhưng không được ghi chép trong sử sách.
(Ảnh minh họa)
“Đồng tử kép” là một trong những hiện tượng được tướng mạo học cổ đại xem là dấu hiệu của vận mệnh đặc biệt, tuy nhiên, điều này lại phản ánh phần nào sự mê tín và niềm tin vào số phận của người xưa. Dù sao, những nhân vật lịch sử với “đồng tử kép” đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, khiến cho người đời sau càng thêm tò mò và thần tượng họ. Nhìn nhận lại, chúng ta thấy rằng chính những thành tựu và đức hạnh của họ mới thực sự làm nên sự vĩ đại, chứ không phải chỉ dựa vào những dị tật bẩm sinh. Dù không ai trong chúng ta sinh ra với "đồng tử kép", nhưng hoàn toàn có thể tự mình tạo ra những "dị tượng" trong cuộc sống qua sự nỗ lực và tài năng của bản thân.
Theo Nguyễn Giang/TH&PL