Chuyên gia chỉ bằng chứng Âu Lạc chưa từng bị Triệu Đà đô hộ

Google News

Theo các chuyên gia, nhiều bằng chứng cho thấy, thành Cổ Loa chưa từng rơi vào tay Triệu Đà, và Âu Lạc là một cường quốc độc lập với sức mạnh quân sự vượt trội thời bấy giờ.

Mới đây, Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải nghi vấn của kỹ sư Vũ Đình Thanh, chuyên gia kỹ thuật, đại diện của NPO ALMAZ Nga (nơi sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không nhất thế giới như S300, S500, S1000) về việc Triệu Đà chưa bao giờ chiếm được thành Cổ Loa.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho
 Mang khuôn đúc mũi tên đồng phát hiện tại lò đúc mũi tên đồng đền Thượng (đền thờ vua An Dương Vương). Nguồn: Thành Cổ Loa.

Giả thuyết này dựa trên bằng chứng khảo cổ: xưởng đúc các mũi tên đồng Cổ Loa vẫn còn nguyên vẹn. Bởi lẽ, nếu Triệu Đà thực sự từng chiếm đóng Cổ Loa, việc đầu tiên ông ta phải làm là phá hủy hoặc di dời xưởng đúc này về Phiên Ngung – kinh đô của nhà Triệu – để tận dụng nguồn vũ khí tinh xảo ấy. Không có lý do gì để một xưởng đúc vũ khí nằm ngay trong thành nội vẫn tồn tại nguyên vẹn nếu nơi đó từng bị quân Triệu chiếm đóng.
Việc xưởng đúc còn nguyên vẹn, kết hợp với thực tế là nhà Triệu chưa từng sử dụng các mũi tên đồng đặc trưng của Cổ Loa, chính là bằng chứng khảo cổ học không thể chối cãi: Triệu Đà chưa bao giờ đặt chân vào thành Cổ Loa. Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ giới nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khoa học quân sự hàng đầu.
Bằng chứng "thép" từ khảo cổ học, kỹ thuật vũ khí
Trao đổi với phóng viên Tri thức và Cuộc sống, Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu cho hay, nếu thực sự Triệu Đà từng kiểm soát Cổ Loa, thì hành động đầu tiên mà bất kỳ chỉ huy quân sự nào cũng buộc phải thực hiện là vô hiệu hóa cơ sở sản xuất vũ khí của đối phương. Cụ thể ở đây là hệ thống xưởng đúc mũi tên đồng - một trung tâm chế tạo vũ khí chiến lược của Âu Lạc thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-2
 Thượng tướng, Tiến sĩ, Viện sĩ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu (ngoài cùng bìa trái) và kỹ sư Vũ Đình Thanh bên nỏ thần phục dựng. Ảnh: NVCC.
Vì thế, việc các xưởng đúc mũi tên đồng tại nội thành Cổ Loa vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, cùng với việc không có dấu tích cho thấy chúng từng bị di dời, phá hủy hay tái sử dụng dưới thời nhà Triệu, là một bằng chứng vật chất có giá trị lớn. Dưới góc nhìn quân sự và khảo cổ học, đây là một yếu tố then chốt, có khả năng phủ định giả thiết Triệu Đà từng đánh chiếm và kiểm soát thành Cổ Loa.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-3
 Những mũi tên đồng Cổ Loa đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ. Nguồn: Thành Cổ Loa.
Cùng với đó, khi khảo cổ lăng mộ nhà Triệu – hiện trưng bày tại bảo tàng ở Trung Quốc – không phát hiện bất kỳ mẫu vật nào là mũi tên đồng Cổ Loa. Không có công nghệ nỏ thần, không có dấu tích về cách bắn đặc biệt chỉ dành riêng cho loại tên nhỏ như ở Âu Lạc. Điều này cho thấy nhà Triệu không hề tiếp cận hoặc sử dụng các công nghệ quân sự vốn là đặc sản của Cổ Loa. “Như vậy, càng có thêm căn cứ cho giả thiết Triệu Đà và quân đội nhà Triệu chưa từng chiếm được thành Cổ Loa”, tướng Hiệu nhấn mạnh.
Bằng chứng từ chính sử Trung Quốc
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, thêm một căn cứ nữa, đó là ông cùng kỹ sư Vũ Đình Thanh đã nhiều lần đối chiếu lại phần “Nam Việt Úy Đà liệt truyện” trong bộ sử nổi tiếng Sử Ký của Tư Mã Thiên. Điều đáng kinh ngạc là, cuốn sử được xem là chính sử có độ tin cậy cao này hoàn toàn không hề đề cập đến việc Triệu Đà tiến đánh hay chiếm giữ đất Âu Lạc. Thay vào đó, lại ghi chép rất rõ ràng rằng Triệu Đà phải “đem đồ đạc, của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc” để được yên ổn, từ đó ngầm khẳng định vị thế độc lập và tự chủ của Âu Lạc trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ.
Sử ký còn mô tả: “Nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là ‘vương". Câu “trần truồng” có thể là sự miệt thị mang tính văn hóa từ người Hán, nhưng dưới góc nhìn quân sự, còn mang một hàm ý kỹ thuật sâu sắc: do sở hữu cung nỏ có tầm bắn xa và sức sát thương mạnh, người Âu Lạc không cần đến áo giáp bảo vệ.
Đặc biệt, cuốn Sử ký cũng cho biết sau khi Triệu Đà qua đời, nhà Hán mới thôn tính Nam Việt, nhưng Âu Lạc vẫn được nhắc đến như một thực thể chính trị độc lập. Câu kết của phần sử này là một bằng chứng đặc biệt mạnh mẽ: “Âu Lạc đánh nhau làm rung động nước Nam Việt”. Dù chỉ là nội chiến, nhưng Âu Lạc đã gây chấn động toàn cõi Nam Việt, một chi tiết hoàn toàn tương ứng với các kết quả nghiên cứu và phục dựng vũ khí của kỹ sư Thanh. Theo đó, Âu Lạc sở hữu cung bắn mũi tên đồng nhỏ như viên đạn hiện đại, có thể hạ địch từ khoảng cách cực xa, và nỏ thần có khả năng bắn một lần hàng vạn mũi tên, vũ khí chiến lược có sức răn đe vượt trội thời bấy giờ.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-4
 Cung thủ trên trống đồng Ngọc Lũ bắn mũi tên đồng bé như viên đạn ngày nay , dẫm lên dây giữ thân tên chỉ để  đầu mũi tên bay đi  nên đầu mũi tên có vận tốc nhanh hơn cả thế giới rất nhiều lần. Ảnh: NVCC.
Cũng không có gì khó hiểu khi Tư Mã Thiên mô tả Âu Lạc là một cường quốc khu vực. Trước đó, 50 vạn quân Tần tràn xuống đã thất bại thảm hại dưới tay quân Âu Lạc — bị nỏ thần bắn hạ từ xa — đến mức sử sách ghi chép: “Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng chất”. Còn trong Hoài Nam Tử, mức độ thất bại của quân Tần được mô tả ngắn gọn nhưng đầy ám ảnh: “Thây phơi, máu chảy hàng chục vạn người”.
Tất cả những mô tả từ chính sử Trung Quốc cho thấy: Không những không có bằng chứng nào về việc Triệu Đà từng chiếm Âu Lạc, mà ngược lại, còn có nhiều chỉ dấu khẳng định vị thế độc lập và sức mạnh quân sự vượt trội của quốc gia này. Qua đó, giả thuyết mà kỹ sư Vũ Đình Thanh và Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đưa ra, rằng Triệu Đà chưa từng chiếm được thành Cổ Loa ngày càng được củng cố bằng nhiều tầng bằng chứng khác nhau, từ khảo cổ học, kỹ thuật vũ khí, cho tới sử liệu chính thống.
Bằng chứng từ trống đồng Ngọc Lũ
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng hoàn toàn đồng tình với kết quả nghiên cứu mới của kỹ sư Vũ Đình Thanh. Ông cho rằng, nếu vào thời đó có một viên quan nhà Triệu nào đặt chân đến Âu Lạc, chắc chắn sẽ bị các cung thủ như trên trống đồng bắn hạ ngay lập tức. Bởi như sách cổ Trung Hoa Việt Kiều Thư từng mô tả: “Âu Lạc thời Tần rất mạnh… một phát tên đồng có thể bắn chết hơn chục người. Triệu Đà sợ lắm”.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-5
 Kỹ sư Thanh cùng đồng nghiệp bên mô hình  hệ thống tên lửa S500 tại nhà máy NPO ALMAZ Nga và bên trống đồng Ngọc Lũ, Việt Nam. Ảnh: NVCC.
Trên trống đồng Ngọc Lũ, hình ảnh cung thủ Âu Lạc được khắc họa rõ ràng đang sử dụng loại mũi tên đồng Cổ Loa có kích thước rất nhỏ, thiết kế ba cánh dần thu hẹp và phần chuôi nhỏ dần, tạo hiệu ứng xoáy quanh trục khi bay. Theo nguyên lý vật lý đơn giản: nếu cùng một lực bắn, thì vật nhẹ hơn sẽ bay xa hơn. Trong khi cả thế giới cổ đại bắn tên bằng cách phóng toàn bộ cả đầu tên và thân tên, thì cung thủ Âu Lạc chỉ bắn riêng đầu tên đồng, phần thân bị giữ lại bởi dây hãm. Do đó, tốc độ đầu tên thoát ra cao hơn gấp nhiều lần, ước tính nhanh hơn đến 5 lần so với cung tên thông thường, và vì thế, sức xuyên phá cũng vượt trội. Chính vì vậy, phải dùng mũi tên bằng đồng, các loại tên tre, gỗ nhẹ hơn sẽ bị lực cản không khí làm chệch hướng và rơi sớm.
Theo tướng Hiệu, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính xác thực của trống đồng Ngọc Lũ. Hiện nay, dù có những bản sao trống đồng giống hệt về hình dáng, nhưng chưa một quốc gia nào tái tạo được âm thanh đặc trưng của trống Ngọc Lũ – bằng chứng rõ ràng về kỹ thuật độc đáo chưa thể sao chép.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-6
 Giám đốc kỹ thuật tập đoàn vũ khí Pháp NEXTER chuẩn tướng tiến sĩ Jean Michell  khẳng định mũi tên đồng Cổ Loa uy lực như Flechette 2300 năm sau đó tức rơi từ 18 m giết người, 56 m thủng mũ sắt. Nguồn: Vũ Đình Thanh.
Đáng chú ý, mũi tên đồng Cổ Loa được phát hiện có hình dạng gần như trùng khớp với loại tên bay “flechette” mà không quân Pháp sử dụng trong Thế chiến thứ nhất để thả từ máy bay hoặc khinh khí cầu. Theo xác nhận của Giáo sư – Chuẩn tướng Pháp, lãnh đạo Tập đoàn Nexter Jean Michel và Giáo sư, TSKH Vladimir Koroman, người từng đóng 14 tàu ngầm bậc trung cho Nam Tư và Croatia – loại flechette này khi thả từ độ cao 18m có thể xuyên sọ, và ở độ cao 56m có thể xuyên mũ sắt. Sử sách còn ghi nhận rằng tên đồng Cổ Loa của Âu Lạc có thể chứa độc, tăng cường sức sát thương.
Chuyen gia chi bang chung Au Lac chua tung bi Trieu Da do ho-Hinh-7
 GS.TSKH. Vladimir Koroman người chế tạo 14 tầu ngầm khẳng định mũi tên đồng Cổ Loa chính là flechette ngày nay với uy lực khủng khiếp  đồng loạt tiêu diệt kỵ binh và bộ binh. Nguồn: Vũ Đình Thanh.
Với nguyên lý như vậy, chỉ cần một số ít cung thủ như trên trống đồng cũng đã đủ để vô hiệu hóa mọi nỗ lực kiểm soát của bất kỳ lực lượng xâm lược nào. Bởi một mũi tên đồng Cổ Loa với cơ chế tách thân tên tương đương với nguyên lý bắn một ống nỏ thần chứa hàng vạn mũi tên – loại vũ khí từng rất phổ biến từ thời vua Hùng. Ghi chép gần nhất về kiểu nỏ này là từ thời Lê. Theo "Cao Bằng thực lục", tại châu Thái Nguyên, có người tên Nông Đắc Thái được ban cho nỏ và tên quý, "bắn một hóa thành trăm mũi tên, trăm phát trăm trúng", và đặc biệt, bắn xong lại thu được tên thần về.
Việc tái hiện được nguyên lý tách rời mũi tên khỏi thân tên là thành quả của nhiều năm nghiên cứu miệt mài của kỹ sư Vũ Đình Thanh. Ông đã phải phối hợp cùng những nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó có các chuyên gia thuộc tập đoàn sản xuất tên lửa NPO ALMAZ – đơn vị chế tạo các hệ thống S-300, S-500, S-1000 với 15.000 nhân viên. Trong khi đó, các nhà khoa học giỏi nhất Trung Quốc, sau nhiều năm nghiên cứu vẫn không thể tái tạo được hiện tượng “chùm tên bay ra từ ống nỏ” – điều mà chính truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9/CNTV từng công bố và hiện vẫn còn lưu trên YouTube. Họ buộc phải kết luận rằng “không thể bắn cùng lúc nhiều mũi tên”.
“Thất bại này của giới khoa học Trung Quốc càng củng cố một điều: bí mật công nghệ quân sự thời Âu Lạc chưa bao giờ được Trung Quốc nắm giữ. Họ không thể giải mã nguyên lý hoạt động của cung bắn mũi tên đồng Cổ Loa – loại vũ khí được khắc họa trên trống đồng Ngọc Lũ, xuất hiện trong nhiều ghi chép cổ sử và hiện đã được kỹ sư Thanh phục dựng thành công”, kỹ sư Vũ Đình Thanh nhận định.
Đồng quan điểm, tướng Hiệu cho rằng, Âu Lạc không bị Tàu đô hộ. “Ai nói gì cũng được, bằng chứng đã quá rõ ràng. Ai đời chiếm được thành mà vẫn để nguyên xưởng đúc tên ở đó?”, tướng Hiệu đặt câu hỏi.

Xưởng đúc mũi tên đồng Cổ Loa hiện còn nguyên vẹn, có thể tái vận hành ngay để đúc ra những mũi tên đồng huyền thoại từng được tìm thấy trong kho vạn mũi tên ở Cầu Vực. Đó là khẳng định của PGS.TS Lại Văn Tới – người trực tiếp phát hiện xưởng đúc, tiến hành phân tích, định niên đại và xác nhận xưởng có từ cách đây khoảng 2.300 năm. Đáng chú ý, xưởng đúc này nằm ngay trong khu vực thành nội Cổ Loa – tức trung tâm sinh sống và trị vì của vua và hoàng tộc Âu Lạc.

 
Mời quý độc giả xem video: Chuyên gia chỉ quân sự chỉ loạt bằng chứng Âu Lạc chưa từng bị Triệu Đà đô hộ. Nguồn: Vũ Đình Thanh.

Mai Loan