Câu thứ 1: "Đâu phải chuyện gì to tát, bỏ đi''
Đây chính là câu nói thường gặp nhất trong cuộc sống, đâu phải chuyện gì to tát thì hãy quên nó đi, bỏ nó đi, nghĩ thoáng hơn. Câu nói này thoạt đầu thì giống như việc khuyên nhủ con người biết cách thư giãn đầu óc, suy nghĩ thông thoáng.
Thế nhưng thực tế thì nếu như có người đụng chạm đến lợi ích của bạn, như mượn tiền không trả. Vô duyên vô cớ mắng chửi bạn...nếu bạn không hề nóng giận thì chứng tỏ bạn đã tu được Phật học. Biết buông bỏ những điều nhỏ nhặt để tâm được an yên.
Nhưng sống trên đời không phải ai cũng bỏ qua được những điều đó. Tất cả những con người vĩ đại đều khởi đầu bằng những tiểu tiết nhỏ. Không làm trọn vẹn những điều nhỏ nhặt, đừng vội mơ hão giấc mộng kinh bang tế thế, làm giàu hay thành công.
Người xưa nói: Giọt nước nhỏ bé nhỏ giọt không ngừng thì có thể xuyên thấu đá. Đốm lửa nhỏ đủ để thiêu cháy cả cánh đồng rộng lớn. Chuyện nhỏ không nhẫn thì sẽ làm hỏng mưu lớn. Một việc thiện nhỏ không thể kết rộng duyên. Nhưng việc đại thiện đều tích góp từ việc nhỏ tích lũy thành.
Câu thứ 2: ''Trẻ con không có tội''
Câu nói này chắc chắn là có nhiều người quen hơn nữa. Có nhiều đứa trẻ nghịch ngợm, quấy phá và mắc lỗi thì sẽ có người nói ra những điều tương tự như thế này.
Đôi khi có nhiều gia đình, các bậc phụ huynh bênh con em của mình quá mù quáng. Tiếp tục dung túng cho con mình khiến nhân cách của đứa trẻ bị méo mó ngay từ những năm đầu đợi. Nếu không sửa đổi sẽ kéo theo hệ lụy vô cùng nguy hiểm.
Đúng là trẻ con không có tội nhưng người lớn phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm của con em mình. Có những vấn đề e rằng trí tuệ non nớt của trẻ nhỏ chưa hiểu được cũng là điều có thể thông cảm, nhưng chẳng lẽ người lớn chưa đủ nhận thức để nhận ra cái sai trái bên trong đó sao?
Cha mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Thế nên cha mẹ lúc nào dung túng tội lỗi của con thì chắc chắn sau này sẽ làm hại con.
Thế nên đừng dùng lý do ''trẻ con không có tội, nó còn nhỏ'' để bao biện. Khi đứa trẻ làm sai thì trước hết cha mẹ nên nhận lỗi, phải biết dạy bảo con nhận lỗi chứ đừng mù quáng bao che.
Câu thứ 3: "Có tiền là có tất cả''
Trong xã hội này ai cũng chạy theo vật chất, tầm quan trọng của đồng tiền không ngừng được nhấn mạnh.
Phật dạy, tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người.
Tiền có thể mang thay sự thay đổi trong cuộc sống, nhưng là theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Một gia đình khi làm ăn lợi nhuận cao càng tham vọng thì càng gặp sóng gió. Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng rất lo lắng và sợ hãi, cho nên họ hay tìm kiếm các thầy tướng số để chỉ bày cách gìn giữ của cải. Họ không biết rằng, hiện tại giàu có là do biết gieo trồng phước báu nhiều đời, nên ngày nay mới có được như vậy.
Đừng nghĩ rằng có tiền sẽ có tất cả. Có tiền rồi cũng phải đối mặt với bệnh tật, già yếu và cả cái chết mà thôi. Thế nên đừng quá ham mê tiền bạc mà đánh mất đi tình thân, tình yêu thương của gia đình.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep