Nói chung, những câu hỏi về tình trạng hôn nhân hoặc về cuộc sống cá nhân của bạn không chỉ mang tính xâm phạm mà còn xúc phạm. Thay vì phải biện hộ cho bản thân, bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại.
Bạn không nên cảm thấy cần phải bảo vệ lựa chọn cá nhân của mình trước những người tọc mạch. Một câu hỏi ngược lại sẽ chuyển sự chú ý sang họ, họ có thể nhận ra rằng quyết định cuộc đời của họ không tuyệt vời như họ nghĩ.
Trả lời thẳng thắn, rõ ràng có thể bị cho là thiếu lịch sự nhưng đó là một cách thể hiện cảm xúc thật của bạn. Vì vậy, nếu bạn nghĩ người kia đang lấn lướt, bạn có thể nói với họ rằng đây không phải việc của họ.
Hãy tự tin vào phong thái của bạn và người đối diện chắc chắn sẽ hiểu rằng họ phải bỏ chủ đề trò chuyện. Bằng cách này, họ có thể sẽ học cách không bao giờ đặt câu hỏi cá nhân trong tương lai.
Một câu hỏi khó chịu có thể đến từ một người quan tâm hoặc muốn biết trải nghiệm cá nhân của bạn. Hỏi họ tại sao họ muốn biết điều gì đó cụ thể về bạn sẽ tiết lộ ý định thực sự của họ.
Bạn không cần phải tỏ ra hung hăng hay nghi ngờ trừ khi họ cho bạn dấu hiệu rõ ràng rằng họ là một người nhiều chuyện. Giữ giọng nói nhẹ nhàng và thân thiện vì bạn không muốn người khác tỏ ra phòng thủ hoặc xúc phạm nếu họ thiện chí.
Đây là một cách để tạo ra một “cầu nối” từ một câu hỏi khó hiểu đến một khu vực thảo luận thoải mái hơn. Về cơ bản, bạn hướng cuộc trò chuyện đến một điểm mà bạn không có vấn đề gì khi nói về nó. Điều đó hoàn toàn hợp lý nếu bạn chưa sẵn sàng nói với người khác về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Bạn không chỉ có thể tránh trả lời trực tiếp mà còn có thể tạo ra một chủ đề khác có thể dẫn bạn đến điều gì đó khác để nói.
Một số câu hỏi thường gặp nhất và cách giải quyết tốt nhất cho bạn:
Lương tháng bao nhiêu? Thưởng Tết nhiều không?
Câu hỏi về tiền, về lương, về thu nhập chưa bao giờ thiếu trong những dịp hỏi thăm lễ tết. Đây là một câu hỏi được đánh giá là thiếu tế nhị nhất, bởi vì người được hỏi rất khó để trả lời, nói ít thì người ta chê bai mà nói nhiều thì người ta ganh tị.
Nếu không thích bị đem ra so sánh với người khác, bạn có thể nói khéo để không phải đưa ra con số cụ thể như: "Thưởng Tết cũng như lì xì, dù ít dù nhiều cũng phải trân trọng".
Bao giờ đẻ đứa thứ 2?
Hết hỏi cưới rồi hỏi đẻ, các chị em phụ nữ đã đúc kết được quá trình hỏi thăm ngày Tết của họ hàng là “chưa yêu giục yêu, chưa cưới giục cưới, chưa đẻ giục đẻ, đẻ rồi bắt đẻ thêm”.
Với câu hỏi dạng này, bạn có thể ứng biến theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất thì là: “Cháu muốn đẻ lắm mà không ai nuôi cho, cô/chú/bác/dì nuôi giúp 1 đứa nhé cháu... đẻ liền”.
Có biếu bố mẹ đồng nào không?
Thêm một câu hỏi mang tính tọc mạch và có phần vô duyên của người ngoài khi đến chơi Tết, hỏi thăm. Hỏi chuyện tiền nong đã là tế nhị, mà hỏi chuyện riêng của gia đình người khác càng là điều kiêng kị hơn.
Với kiểu câu hỏi không có duyên này, bạn có thể dùng chiêu gậy ông đập lưng ông mà đáp lời: “Dạ cũng xêm xêm con trai/con gái cô chú thôi ạ. Con trai/con gái cô chú biếu cô chú bao nhiêu ăn Tết ạ?”
Bao giờ cho ăn cỗ
Khổ nhất phải kể đến dân "ế" khi người lớn trong nhà luôn nghĩ rằng đến tuổi trưởng thành là phải có người yêu. Nhưng thực tế, tìm được nửa kia đâu phải chuyện dễ, càng không phải cứ đến Tết là sẽ có bồ.
Đầu xuân năm mới đang vui vẻ nhưng cứ bị giục hỏi "Bao giờ lấy chồng?", nhiều bạn trẻ chỉ muốn trốn đi. Dường như không có cách nào để những người xung quanh ngừng hỏi bạn về chuyện đó. Thế thì đành tạm tìm cách chống chế bằng các câu nói vui như:
“Cuối năm con cưới, mà cuối năm nào thì con chưa biết!”, hoặc “Tháng 2 cháu cưới vợ, chỉ khổ cái chưa biết vợ cháu là ai”, hoặc nếu là nữ bạn có thể "chặt" đẹp 1 câu “Con không thích lấy chồng, con lấy vợ ổn không?”