Năm 2011, đất nước Qatar từng chi 250 triệu USD (5.677 tỷ VND) để mua lại bức tranh “Những người chơi bài” của danh họa người Pháp Paul Cézanne. Nhờ vậy, bức tranh này đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất lịch sử.
|
Bức tranh “Những người chơi bài” trị giá 250 triệu USD |
3 năm sau, quốc gia Qatar tiếp tục chi 300 triệu USD (6.812 tỷ VND) để mua bức tranh “Khi nào em kết hôn” của họa sĩ người Pháp Paul Gauguin, phá kỷ lục lịch sử của bức tranh lần trước.
|
Bức tranh “Khi nào em kết hôn”của họa sĩ người Pháp Paul Gauguin trị giá 300 triệu USD |
Ngoài các tác phẩm hội họa, bộ sưu tập của hoàng gia Qatar còn khá phong phú với nhiều mặt hàng độc nhất vô nhị. Năm 2002, tại buổi đấu giá ở New York, một thành viên trong hoàng thất từng mua quả trứng Fabergé với giá 9,57 triệu USD (217 tỷ VND).
Quả trứng này là tác phẩm của nhà kim hoàn nổi tiếng người Nga, thiết kế mô phỏng trứng Phục sinh. Trên thế giới chỉ có 69 quả trứng Fabergé, chúng thường được làm bằng kim loại quý hiếm hoặc pháp lam, trang trí bằng đá quý.
|
Quả trứng Fabergé trị giá 9,57 triệu USD |
Năm 2003, một thành viên khác trong hoàng gia Qatar đã chi 922.490 USD (21 tỷ VND) để mua bức ảnh Temple of Bacchus của nhiếp ảnh gia người Pháp Girault de Prangey. Hành động này đã lập 2 kỷ lục mới trong giới đấu giá toàn cầu: “bức ảnh đắt nhất thế giới” và “tác phẩm nhiếp ảnh kiểu Daguerre đắt nhất thế giới”.
|
Bức ảnh Temple of Bacchus trị giá 922.490 USD |
Năm 2007, công chúa Qatar đã chi 19 triệu USD (431 tỷ VND) để mua tác phẩm nghệ thuật “Khúc hát ru con mùa xuân” trong bộ sưu tập “tủ thuốc” do nghệ sĩ Damien Hirst thực hiện. Ít ai ngờ, tủ thuốc đơn giản với những viên thuốc màu mè này lại có mức giá “khủng” như vậy.
|
Bộ sưu tập “tủ thuốc” do nghệ sĩ Damien Hirst thực hiện |
Trong hoàng gia Qatar, công chúa Mayassa là người có tầm ảnh hưởng nhất trong giới yêu nghệ thuật. Theo CNN, mỗi năm công chúa chi khoảng 1 tỷ USD (22.700 tỷ VND) chỉ để mua các tác phẩm nghệ thuật.
|
Công chúa Mayassa – người chi khoảng 1 tỷ USD/năm chỉ để mua các tác phẩm nghệ thuật. |
Theo Kiều Trang/ĐSPL