1. Vương thị phong thành Thái hậu ngay khi Hoàng đế vẫn còn tại thế
Người phụ nữ đã khiến Hán Cảnh Đế trở thành vị vua đầu tiên phá vỡ quy tắc chính là Vương thị. Sử ký lẫn Hán thư đều không nhắc đến năm sinh và tên gọi của bà. Tuy nhiên, trong Tiểu thuyết Sử ký tắc ẩn của danh nhân nhà Đường là Tư Mã Trinh, có ghi khuê danh của bà là Vương Chí.
Trước khi nhập cung, Vương thị đã từng gả cho người khác, cũng từng sinh con. Vốn là một dân nữ bình thường, bà được gả cho Kim Vương Tôn và sinh một đứa con gái tên là Kim Tục.
Năm đó, mẫu thân Tạng Nhi của Vương thị đi xem bói và được đoán về hậu vận phú quý của con gái, bà mới quyết định gọi Vương thị về nhà và buộc phải ly hôn với Kim Vương Tôn.
Bằng mọi mối quan hệ, Tạng Nhi cuối cùng cũng đưa con gái vào cung của Hoàng trưởng tử Lưu Khải. Dù là một người đã kết hôn và sinh con nhưng Vương thị vẫn nhận được ân sủng của Lưu Khải, ông phong bà thành Mỹ Nhân.
Khi Vương thị mang thai con gái đầu tiên của họ thì Lưu Khải trở thành Thái tử, do đó Vương thị cũng trở thành sủng phi của Thái tử. Khi con trai Lưu Triệt ra đời, Lưu Khải lên ngôi vua, trở thành Hán Cảnh Đế.
Mặc dù Vương thị chỉ có một người con trai nhưng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự sủng ái của Hán Cảnh Đế dành cho bà mà ngược lại, nhờ bà mà người con trai đó càng được Hán Cảnh Đế yêu thương hơn.
Trong Hán cung có luật lệ như thế này, các hoàng tử không thể được sắc lập cùng năm với thái tử, tuy nhiên Hán Cảnh Đế đã bất chấp Hán chế. Ngay sau khi lập Lưu Vinh thành Thái tử, ông đã lập Lưu Triệt lúc đó mới 3 tuổi thành Giao Đông Vương.
Không những vậy, Hán Cảnh Đế còn cho Vương thị cái danh Giao Đông Thái hậu. Điều khiến bá quan văn võ triều đình xôn xao nhưng Hán Cảnh Đế vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Có thể thấy Vương thị nhận được sự sủng ái cực lớn.
Năm Lưu Triệt lên 5 tuổi, Bạc Hoàng hậu bị phế truất vì không con không sủng. Đầu năm sau, Lịch Cơ, mẫu thân của Thái tử Lưu Vinh, trong lúc bệnh nặng đã buông lời bất kính, nhục mạ Hán Cảnh Đế. Khi đó, ông đã phế Thái tử Lưu Vinh thành Lâm Giang Vương.
Mùa hè cùng năm, Vương thị chính thức trở thành Hoàng hậu của vua, không lâu sau đó, Lưu Triệt được lập thành Thái tử.
Vương thị làm Hoàng hậu trong 10 năm, đến năm Lưu Triệt 16 tuổi, Hán Cảnh Đế băng hà. Lưu Triệt lên ngôi, lấy hiệu là Hán Vũ Đế, Vương thị vì thế trở thành Hoàng thái hậu tôn quý.
Năm 126 TCN, Hoàng thái hậu Vương thị băng thệ, được hợp táng với Hán Cảnh Đế ở Dương lăng, thụy hiệu là Hiếu Cảnh hoàng hậu.
2. Vinh phi- cuộc đời đầy ai oán
Có tới hơn 50 phi tử song người được ông vua phong lưu này sủng ái nhất chính là Vinh Phi. Vinh Phi tên thật là Mã Giai thị, con gái của Viên ngoại lang Cái Sơn.
Sau khi tiến cung, mỹ nhân này liền được phong làm Vinh quý nhân. Bà cũng là 1 trong 4 nàng phi đầu tiên của vua Khang Hy.
Giữa hàng trăm mỹ nữ chốn hậu cung, Vinh phi vẫn luôn là vị phi tần được Khang Hy sủng ái nhất. Điều này có thể thấy rõ qua việc bà là người sinh nhiều con nhất cho vua Khang Hi.
Trong suốt 10 năm, Vinh phi đã lần lượt hạ sinh cho vua được 6 người con, 5 hoàng tử và 1 công chúa. Song tiếc thay, 4 hoàng tử trong số đó đều lần lượt chết yểu
Người con đầu của Khang Hy cũng là con của Vinh phi, hoàng tử Thừa Thụy mắc bệnh mà chết khi chỉ mới 3 tuổi. Tái Âm Sát Hồn, hoàng tử duy nhất mang tên Mông Cổ cũng qua đời chỉ 4 năm sau khi lọt lòng. Hoàng lục tử Trường Hoa cũng không may chết yểu. Hoàng tử Trường Sinh cũng chỉ sống tới được lúc 2 tuổi thì qua đời.
10 năm liền hạ sinh 6 người con thì có tới 4 người không thể sống nổi tới tuổi trưởng thành. Vinh Phi mang nỗi đau của một người mẹ liên tiếp phải chứng kiến lần lượt từng đứa con ra đi. 20 năm bên Khang Hy, bà chỉ có Công chúa Cố Luân Vinh Hiến và Hoàng thập tử Dận Chỉ là dòng dõi tôn thất nhà Thanh.
Người con trai duy nhất của bà là Hoàng thập tử Dận Chỉ cũng có cuộc đời khá lận đận. Năm 21 tuổi Dận Chỉ được phong là Thành Quận Vương, năm 32 tuổi mới được tấn phong là Thành Thân Vương.
Có 20 năm ở bên cho đến khi Khang Hy băng hà, được vua hết mực sủng ái song Vinh phi cũng không được thêm một lần nào tấn phong nữa. Người ta cho rằng, nếu các hoàng tử con của Vinh Phi đều còn sống khỏe mạnh thì có lẽ, địa vị của bà trong cung đã khác nhiều.
Cuối đời, người đàn bà đẹp nhưng phận đời phải chịu nhiều mất mát này đã lựa chọn rời Tử Cấm Thành trở về vương phủ của con trai để an dưỡng tuổi già. Năm Ung Chính thứ 5 (1727) Vinh phi qua đời, an táng ở Cảnh lăng phi viên tẩm.
Theo Khỏe & đẹp