Chết có phải là hết hay không? Cuộc sống sau cái chết là như thế nào, liệu ở đó có thiên đường hay địa ngục như con người ta vẫn đồn đoán. Có người nói, con người chết là hết, là kế thúc, đâu còn có kiếp sau? Nhưng cũng có người nói, con người là có kiếp sau. Vậy rốt cuộc chúng ta có kiếp sau hay không?
Để trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Sean Carroll - chuyên gia vũ trụ và giáo sư vật lý học tại Viện Công nghệ California (Mỹ) đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống sau cái chết. Đến thời điểm hiện tại, ông khẳng định chắc chắn một điều rằng không có cuộc sống sau khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay.
|
Tiến sĩ Sean Carroll khẳng định, không hề có cuộc sống sau cái chết. Ảnh: Shutterstock. |
Tiến sĩ Sean Carroll cho rằng, để cuộc sống sau cái chết có thể được xem như một khả năng, ý thức sẽ cần phải được tách bạch hoàn toàn khỏi thể xác. Tuy nhiên, trên thực tế thì ý thức thực sự được cấu thành từ một loạt nguyên tử (atom) và điện tử (electron) không thể bị tách khỏi thế giới vật chất.
Phát biểu trên báo Express (Anh), tiến sĩ Carroll cho biết: “Những tuyên bố về một dạng ý thức nào đó vẫn còn sau khi xác ta chết và phân hủy thành các nguyên tử cấu thành phải đối mặt với một trở ngại lớn không thể vượt qua. Và không có cách gì trong khuôn khổ những luật đó cho phép thông tin được lưu giữ trong não còn tồn tại sau khi chúng ta qua đời”.
Để khẳng định những nghiên cứu của mình là đúng, tiến sĩ Carroll chỉ ra Thuyết trường lượng tử (QFT), theo đó có một trường riêng cho mỗi loại hạt, chẳng hạn một trường cho các electron, một trường cho các photon...
“Thực sự không có gì ngoài các nguyên tử và những lực đã được biết đến, rõ ràng không có cách gì để linh hồn sống sót sau cái chết”, tiến sĩ Carroll viết trên tờ Scientific American.
Cũng theo tiến sĩ Carroll: “Trong khuôn khổ QFT, không thể có một tập hợp các ‘hạt linh hồn’ và ‘lực linh hồn’ có khả năng tương tác với những nguyên tử thông thường của chúng ta, bởi nếu có, chúng ta hẳn đã phát hiện ra chúng ngay trong các thí nghiệm hiện hữu”.
Tuy nhiên, theo thuyết pháp của nhà Phật thì con người chết đi sẽ phải trải qua “ngũ thú luân chuyển”, “lục đạo luân hồi”. Theo đó, người làm việc tốt sẽ được lên thiên thượng, người làm việc ác sẽ bị đọa xuống địa ngục chịu tội. Không thể một người luôn làm điều ác mà lại có kết cục giống như người cả đời làm việc thiện giúp người, đó là Thiên lý.
Phật gia giảng, muốn biết quả của kiếp sau thì hãy nhìn vào những việc mà mình đã làm ở kiếp này. Nhân quả tuần hoàn, con người có thể “nhìn cổ mà biết kim”, cũng có thể từ hiện tại mà suy đoán tương lai.
Sở dĩ người ta cho rằng không có kiếp sau là bởi vì không tận mắt nhìn thấy kiếp sau cho nên không tin. Nhưng, trong cuộc sống thường ngày của chúng ta chẳng phải cũng có rất nhiều điều mà chúng ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại sao? Ví dụ như không khí, sóng điện, tia phóng xạ, thậm chí cả tình yêu thương …
Không chỉ có đạo Phật, tiến sĩ, bác sĩ Bruce Greyson ở Đại học Virginia cũng tin rằng con người có kiếp sau. Trong một bài nghiên cứu được đăng năm 2013, Bruce Greyson nói rằng, số lượng bệnh nhân đã kể mình gặp người chết là nhiều một cách đáng kinh ngạc. Mặc dù một số câu chuyện của họ là hoang đường nhưng cũng không phải tất cả là nói dối.
Thú vị hơn, có một số trường hợp kể lại việc gặp một người thân ở thế giới bên kia, dù họ không hề biết người đó đã chết ở thế giới thực. Một số trường hợp chưa bao giờ gặp cha mẹ đẻ của mình, nhưng lại có thể mô tả họ rất chính xác.
Một trường hợp khác xảy ra vào năm 1991 cũng là bằng chứng để khẳng định con người có cuộc sống sau cái chết. Theo đó, ca sĩ-nhạc sĩ Pam Reynolds gặp phải một chứng bệnh chết người, bắt buộc phải lựa chọn giữa một cuộc phẫu thuật nguy hiểm hoặc chắc chắn sẽ chết. Reynolds đã chọn thực hiện phẫu thuật. Sau khi rơi vào trạng thái hôn mê nhân tạo, nhiệt độ cơ thể của cô hạ xuống chỉ còn 15,5 độ C, nhiệt độ mà máu không thể lên não. Đồng thời, mắt cô được dán băng dính và tai gắn tai nghe tránh tất cả các tiếng ồn để theo dõi các hoạt động của các tế bào não.
Sau này Reynolds đã kể lại những trải nghiệm của mình khi ở trạng thái đó. Cô thấy mình trôi nổi trên cơ thể, nhìn xuống thấy có khoảng 20 người đang làm việc. Một người phụ nữ bên trái cô nói “động mạch cô ấy nhỏ quá”. Một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa não đang nhìn vào sau đầu cô và trong phòng bật bài Hotel California của ban nhạc The Eagles. Lời kể của cô khiến người ta bị sốc vì nó hoàn toàn chính xác như những gì đã diễn ra hôm đó.
Theo Hạnh Vũ/VietQ