Một người đối xử với cha mẹ như thế nào, con cháu sẽ trả lại như thế nấy
Một người đối đãi với cha mẹ mình như thế nào, tương lai con cái sẽ đối xử lại với họ như thế nấy. Chúng ta thường nói, gia đình là một cây đại thụ, ông bà là rễ cây, cha mẹ là cành lá, con cái là hoa trái. Chỉ có chăm bón cho gốc rễ, cành lá mới phát triển, hoa trái mới có thể đầy đủ dinh dưỡng.
Khi một người hiếu thuận với cha mẹ mình, con cái của họ cũng sẽ để ý thấy, đó chính là tấm gương tốt nhất. Con cái thông qua hành động của cha mẹ sẽ hiểu được hiếu thuận.
Trong một gia đình, nếu như cha mẹ hiếu thảo với người già, như vậy con cái cũng sẽ làm thế với cha mẹ, người một nhà có thể vui vẻ hòa hợp.
Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi
Danh lợi chỉ là những thứ phù phiếm mà chúng ta phải dồn bao tâm sức mới giành được. Thế nhưng, đời người ngắn ngủi lắm, chỉ khoảng mấy chục năm thôi, có khác nào một giấc mơ đâu.
Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách trân trọng những thứ đáng quý, buông bỏ những tranh chấp vô nghĩa, quên hết bao phiền muộn sầu lo để được sống một cuộc đời thảnh thơi, vui vẻ.
Thiên hạ khắp nơi là của cải, một phần lao động, một phần cơm
Oán trời trách đất với người khác, không bằng quất roi thúc ngựa đi làm. Trên thế giới này, khắp nơi đều là cơ hội, mấu chốt là xem bạn có bản lĩnh hay không. Làm một phần việc, có thể ăn một phần cơm, trời cao quả thật công bằng.
Nếu như làm ba phần việc, lại ăn mười phần cơm, vậy nhất định là mưu lợi luồn cúi, người như vậy dù giàu có, trong nội tâm cũng không yên ổn. Khắp nơi đều có cơ hội, không cần phải đầu cơ trục lợi. Chỉ cần mình có bản lĩnh, không sợ không ngẩng được đầu. Hơn nữa, cũng chỉ có dựa vào việc của mình mà hưởng lợi, mới có thể làm người có lương tâm.
Nước không đủ thì không đẩy được chiếc thuyền lớn, gió không đủ thì không dang nổi đôi cánh to.
Chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khơi phải dựa vào sức nước, đại bàng muốn sải cánh trên trời cao cũng còn phải xem sức gió. Không có đủ sức nước, chiếc thuyền chẳng thể cập được bến, không có đủ sức gió, đại bàng cũng chẳng thể bay suốt quãng đường dài.
Con người muốn thành việc đại sự, thì buộc phải sống thực tế và tập bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất.
Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù
Lương thiện phải có giới hạn, lương thiện mà không có nguyên tắc chính là mềm yếu. Một người lúc đói khổ lạnh lẽo, bạn cho anh ta một đấu gạo, chính là giải quyết giúp vấn đề lớn, anh ta sẽ vô cùng biết ơn.
Nhưng mà, nếu như bạn tiếp tục cho gạo, anh ta sẽ cảm thấy đó là dĩ nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo không đủ, một gánh gạo vẫn cảm thấy chỉ như đem muối bỏ biển.
Trong cuộc sống thường có chuyện như vậy, lần thứ nhất đưa ra trợ giúp, trong lòng người ta sẽ đối với bạn còn có cảm kích, lần thứ hai tâm lý biết ơn sẽ nhạt dần, đến lần thứ “n” về sau, người ta sẽ ngang nhiên cho rằng đó đều là vì bạn tình nguyện làm cho họ, thậm chí khi không có sự trợ giúp này, họ đối với bạn trong lòng còn oán hận.
Cho nên, làm người lương thiện phải có giới hạn! Khi một người không chịu cố gắng, nếu bạn nghĩ đến chuyện trợ giúp họ, hãy tiết kiệm sự lương thiện đó lại!
Người phàm đều thích người khác đứng về phía mình và ghét những kẻ chống lại mình
Sống ở trên đời ai mà chẳng thích nghe lời ngon tiếng ngọt, chẳng có người nào thích nghe những lời chê bai hay phản bác ý kiến của mình cả, đây là một chuyện rất thường tình.Thế nhưng "thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng", có những lời phê bình xuất phát từ đáy lòng sẽ rất có lợi cho chúng ta và chúng ta nên học cách tiếp thu.
Hầu hết những con người kiệt xuất đều dũng cảm đối mặt với đủ mọi lời chê bai hay hàng loạt ý kiến phản bác của người khác.
Nghề gì cũng biết, nhưng chẳng nghề nào tinh
Tục ngữ nói, tham thì thâm, tinh lực của một người có hạn, nếu bạn muốn đạt được thành tựu ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu, nếu như cái gì cũng muốn học, kết quả cuối cùng là chẳng học tốt được cái gì cả.
Tinh thần của người thợ thủ công cũng thể hiện đạo lý này, mỗi một việc đều làm tận tâm tận lực, đó chính là người thợ ưu tú nhất, cũng làm ra sản phẩm ưu tú nhất.
Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau
Bi kịch lớn nhất của đời người là bị tê liệt tinh thần, bị mất đi ý chí. Một người "chết tâm" không thể tự nhận ra nỗi bi ai của mình, mà phải do người khác nhìn nhận.
"Chết tâm" là khi tâm hồn đã nguội lạnh, ý chí bị mài mòn, chính người trong cuộc không hề biết nhiệt huyết trong lòng mình đã lụi tàn, chỉ có những người xung quanh mới phát giác ra điều đó.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm