1. Tiền là dũng khí của đàn ông
Đàn ông trong xã hội muốn tạo dụng được cho mình một chỗ đứng cần phải có tiền. Không có tiền, đứng trước mặt người khác đã không có giá trị chứ chưa nói đến việc đứng trong xã hội. Không có tiền, cũng sẽ khó có thể khiến người khác thừa nhận.
Lấy một ví dụ đơn giản: Một người đàn ông đi dạo trong trung tâm thương mại , nhìn thấy một bộ đồ hàng hiệu, nhân viên bán hàng mời thử. Nếu trong túi không có tiền, chắc chắn anh ta sẽ không dám thử. Thế nên mới nói, đối với một người đàn ông, đồng tiền chính là dũng khí, mang đến cho họ dũng khí.
|
Ảnh minh họa. |
2. Tiền là bộ mặt của phụ nữ
Người phụ nữ có tiền sẽ luôn được "bảo dưỡng" tốt hơn người không có tiền. Ngoài việc họ dùng những sản phẩm chăm sóc da khác nhau tùy thuộc mức độ giàu có, thì sự ảnh hưởng của đồng tiền lên người phụ nữ đáng nói hơn cả là ở nội tâm. Có tiền, người phụ nữ sẽ tìm thấy sự an toàn, an tâm.
Người xưa vẫn nói, tâm sinh tướng. Một khi tâm an yên, vui vẻ, gương mặt tự nhiên cũng trở nên đẹp đẽ, ưa nhìn.
3. Tiền là cái rễ của hôn nhân
Đối với hôn nhân, tiền được coi là nền tảng vật chất. Một cuộc hôn nhân không có nền tảng vật chất sẽ không đảm bảo được yếu tố vững chắc.
Vì thế, khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân , vợ chồng nên đồng sức đồng lòng, cùng nhau phấn đấu làm ăn, đặc biệt là người đàn ông, cần có chí tiến thủ và luôn cố gắng hết mình với vai trò là trụ cột chính trong gia đình.
4. Tiền là công cụ để thể hiện tình yêu
Có nhiều cách để chúng ta bày tỏ tình yêu thương, kính mến, quý trọng dành cho bạn đời, bố mẹ và bạn bè thân thiết, trong đó dùng tiền để thực hiện những việc trên được cho là chiếm phần nhiều.
Tiền cho phép chúng ta có thể chăm lo cho, gánh vác, chia sẻ bớt gánh nặng trên vai cha mẹ khi họ già yếu; tiền cho phép vợ chồng thể hiện sâu sắc hơn sự quan tâm chăm lo cho nhau; tiền cho phép chúng ta giúp đỡ con cái khi chúng cần…
5. Tiền là nền tảng của văn minh
Văn minh về mặt tinh thần được xây dựng trên nền tảng văn minh về mặt vật chất. Khi còn nghèo đói, chúng ta phải xoay vòng trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền, chẳng có thời gian để nói chuyện văn minh. Nhưng khi đời sống vật chất tốt lên, trình độ văn hóa cũng được nâng cao, sự văn minh cũng dần dần được cải thiện.
6. Tiền là động lực của nhân sinh
Kiếm tiền là động lực của nhân sinh. Muốn có ăn, có mặc, có nhà, có xe, có cuộc sống đầy đủ, chúng ta phải kiếm tiền, bởi chỉ có tiền mới có thể thực hiện những mong muốn ở trên.
Có người nói rằng: Vì yêu thích nên tôi mới làm công việc này, công việc kia, vậy xin hỏi: Nếu không trả lương cho bạn, bạn có làm không?
Chúng ta vất vả đánh đổi công sức, mồ hôi… suy cho cùng cũng là vì muốn kiếm tiền, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình mà thôi.
Không có tiền, bạn sẽ chỉ luẩn quẩn trong sự túng thiếu và khổ cực, điều này được cảm nhận rõ nhất là khi có việc cấp bách, cần tiền gấp mà trong người chẳng có một đồng.
7. Tiền là thứ có thể khiến người khác làm việc cho bạn
"Có tiền có thể khiến quỷ đẩy cối xay" – đây là một câu tục ngữ của Trung Quốc. Mặc dù tiền không phải là vạn năng nhưng có những lúc, việc bạn không thể giải quyết được, tiền lại có thể giải quyết được.
8. Tiền là thứ có thể khiến bạn tự do
Có người nói tôi không thích công việc hiện tại nhưng vẫn phải đi làm! Vì sao? Vì anh ta phải trả tiền vay mua nhà, mua ô tô, anh ta phải sống, vì thế mà không thích cũng phải đi làm.
Muốn tự do tự tại, thích làm gì thì làm, vậy nhất định phải hiện thực hóa tự do tài chính. Tiền dù không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề nhưng không có tiền, rất nhiều vấn đề sẽ không thể giải quyết.
Lời bàn
Dẫu vai trò của đồng tiền quan trọng là vậy, nhưng mỗi người chúng ta xin hãy nhớ:
Khi đã có tiền, đừng huyễn hoặc khoe khoang đồng tiền mà bạn có.
Chết đi rồi, tiền chỉ là giấy vụn. Cũng đừng khoe khoang nhà rộng, vì bạn đi rồi, đó sẽ là nhà của người khác. Đừng khoe xe đẹp, vì khi bạn không còn, xe sẽ có người khác đi.
Một đời vất vả kiếm sống, vì đồng tiền bát gạo, song có một điều quan trọng hơn cả cần ghi nhớ thật kỹ: Chúng ta vất vả kiếm tiền nhưng tuyệt đối không bán mạng để kiếm tiền. Làm để sống chứ không làm để chết.
Theo Khánh An /Thế giới trẻ