Nền văn minh cổ đại là cái nôi của các loại vũ khí thô sơ trước khi người ta phát minh ra súng. Một số vũ khí thậm chí còn đi trước thời đại một cách đáng ngạc nhiên.
Thời cổ đại cũng có những sáng kiến thông minh và các khái niệm vũ khí kỳ quặc nhưng thực chất lại vô cùng tối tân, thậm chí một vài các thiết kế đơn sơ của họ vẫn được dùng cho đến ngày nay.
Dưới đây là 7 loại vũ khí cổ đại được coi là mạnh nhất:
1. Nỏ Gia Cát - phát minh của Gia Cát Lượng
Hình ảnh tái tạo lại của nỏ Gia Cát.
Nỏ Gia Cát là một loại nỏ liên thanh nổi tiếng tiếng nhất trong các loại vũ khí cổ đại của Trung Quốc, thậm chí chúng còn xuất hiện sớm hơn nỏ của châu Âu thời Trung Cổ.
Ban đầu, nỏ xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 TCN. Các kỹ sư Trung Hoa thời đó đã tạo ra một chiếc nỏ có thế bắn liên tiếp 10 mũi tên chỉ trong vỏn vẹn 15 giây.
2. Hỏa Long Xuất Thủy: "Tên lửa" thời cổ đại
Tên của loại vũ khí này có nghĩa là "Rồng lửa ra khỏi mặt nước", được dùng để đe dọa lính đánh bộ. Ngoài ra, chúng cũng có sức công phá vô cùng lớn.
Hỏa Long Xuất Thủy chính là tiền thân của tên lửa nhiều tầng và tên lửa đạn đạo được sử dụng tại Trung Quốc vào thời Minh. Loại vũ khí này có một băng đạn gồm 3 tên hỏa tiễn nằm ngay ở miệng tên lửa. Chúng được sử dụng để bắn vào tàu của quân địch trong các trận hải chiến và trong các trận chiến chống lại bộ binh.
Hỏa Long Xuất Thủy có thể được sử dụng như một vũ khí bao vây tầm xa hoặc để phòng thủ ở các vùng ven biển. Khi châm ngòi, nó sẽ tự động đốt cháy ngòi nổ của tên lửa phía sau con rồng. Khi đó, đạn sẽ được bắn ra và tiêu diệt kẻ thù.
3. "Móng vuốt" của Archimedes
Cỗ máy thời cổ này được thiết lập để bảo vệ biên phòng của Syracuse khỏi các cuộc tấn công đổ bộ. Theo lời thuật lại của các nhà sử học cổ đại, cỗ máy được mô tả như một loại cần trục được trang bị móc neo nhỏ.
Ý tưởng về loại vũ khí này khá độc đáo. Nó có cơ chế tương tự như một chiếc cần trục với một sợi dây và một cái vuốt ở cuối đầu dây. Khi móng vuốt này được kích hoạt (có thể là bằng đòn bẩy) ngay trước khi các tàu tấn công đến gần, nó bám vào đáy và nâng thuyền lên. Thuyền nào bị móng vuốt tần công đều bị chìm ngay sau đó.
Dựa trên nhiều lời kể, nó thậm chí có thể nâng cả một con tàu lên khỏi mặt nước.
Mô hình cán cân của Móng Archimedes, dựng bởi Massimo Gozzo và Francesca Pedalino.
4. Tia chết của Archimedes
Tia chết Archimedes là một trong những vũ khí cổ đại gây tranh cãi nhất mọi thời đại về tính chân thực và sự tồn tại của chúng. Và nếu nó thực sự tồn tại, hiệu quả của nó có thật sự như lời đồn. Nhà sử học Galen đã đề cập đến sự tồn tại của tia chết vào khoảng 350 năm sau cuộc chiến ở Syracuse. Đây cũng là thông tin duy nhất về niên đại của vũ khí này.
Tia chết được tạo ra bằng cách dùng nhiều tấm gương để tập trung ánh sáng mặt trời về một hướng. Nó tương tự như kinh lúp ngày nay, nhưng có kích cỡ lớn hơn hàng trăm lần. Lượng ánh sáng tập trung cao vào bề mặt dẫn đến sự bốc cháy của các con tàu.
Loại vũ khí này đã được thử nghiệm nhiều lần để xác thực tính chính xác của nó. Trên thực tế, tính hiệu quả của tia chết không được đánh giá cao bởi để cho tia chết hoạt động, cần chiếc thuyền được chiếu vào phải đứng yên một chỗ. Điều này là bất khả thi trong các trận hải chiến.
Cái chết của Archimedes, họa bởi Thomas Degeorge.
5. Pháo hơi
Pháo hơi cũng là một trong những vũ khí cổ đại gây tranh cãi của Archimedes. Hầu hết các nhà sử học đều không thể tin loại vũ khí có kỹ thuật tiên tiến như vậy tồn tại vào những năm 200 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học đương thời lại tin vào tính xác thực của loại vũ khí này.
Ngay cả Leonardo Da Vinci – một người có tầm ảnh hưởng lớn – cũng tin vào tự tồn tại của "khẩu thần công" này. Ông cũng là người đầu tiên thiết kế lại khẩu pháo hơi của Archimedes.
Đúng như tên gọi, khẩu pháo hoạt động bằng hơi nước. Vũ khí trông giống như một nồi nước hình trụ bằng kim loại kết nối với một thùng chứa nước kín. Vào thời điểm then chốt, van của pháo sẽ mở, khiến nước thoát ra ngoài đưa quả bóng bên trong bay xa khoảng 300 mét. Tuy vậy, khoảng cách có thể được điều chỉnh bằng độ nghiêng của vũ khí.
Bản vẻ mô hình pháo hơi thời cổ đại.
6. Cây kéo La Mã
Đây là một vũ khí được sử dụng bởi các đấu sĩ thời La Mã cổ đại. Vũ khí có hình dạng kì dị, trông giống như móc của cướp biển, nhưng được sử dụng với một mục đích hoàn toàn khác.
Cây kéo gồm một lưỡi dao hai mặt trên đầu của một ống kim loại dài, được đeo trên cẳng tay với mục đích tự vệ. Ống kim loại có tay cầm bên trong cho phép người sử dụng chúng cầm chắc vũ khí và có chức năng bảo vệ, đỡ đòn từ kẻ địch. Điều này cực kỳ hiệu quả khi cận chiến
Hình ảnh tái tạo lại của cây kéo.
7. Ngọn lửa Hy Lạp
Tranh vẽ minh họa người Hy Lạp dùng ngọn lựa tự chế chiến đấu với quân của Thomas the Slav.
Pháo Hy Lạp xuất hiện ở Đế chế Byzantine vào thế kỷ 17 và là một trong những vũ khí chết người nhất ở châu Âu.
Một ví dụ nổi bật về việc sử dụng lửa của người Hy Lạp là vào năm 730, khi người Ả Rập bao vây Constantinople. Đội tàu Byzantine tuy nhỏ hơn gần mười lần nhưng đã đánh bại đội tàu Ả Rập chỉ với sự trợ giúp của lửa Hy Lạp. Sở dĩ điều này xảy ra vì lửa Hy Lạp có một trong những đặc tính độc đáo nhất - cháy trong nước.
Trên thực tế, vũ khí này bùng cháy mạnh mẽ khi tiếp xúc với nước và sẽ dính vào bất cứ thứ gì nó tiếp xúc. Điều này khiến chúng ta nghĩ rằng vũ khí này được sử dụng thường xuyên nhất trong các trận hải chiến vì sức công phá của nó đối với tàu địch. Một khi bị đốt cháy, ngay cả nước cũng không cứu được họ.
Công thức thực sự của chất này vẫn chưa được biết cho đến ngày nay. Một số suy đoán rằng lửa Hy Lạp có lẽ là hỗn hợp của dầu mỏ, cao su, lưu huỳnh, nhựa thông hoặc tuyết tùng, vôi và bitum. Người ta biết rất ít về công thức trong thời Trung cổ. Công thức này chỉ được biết đến bởi hoàng đế Byzantine.
Có thể nói rằng ngọn lửa Hy Lạp là một trong những vũ khí đã giữ cho Đế chế Byzantine tồn tại cho đến thế kỷ 15. Vì lý do này, nó là một bí mật quốc gia được bảo vệ chặt chẽ mà chỉ số ít người biết được công thức thật sự của nó.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo Khánh Linh/ Báo Tổ quốc