Tục ngữ có câu:"Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định", có nghĩa là mọi việc đều có nhân quả của nó, của bản thân mình thì không mất được, không phải của mình thì có cầu cũng không được.
Dưới quan điểm của Phật giáo, 5 kiểu người này thường bạc phận phúc mỏng, nếu không thay đổi sẽ nhận về những điều không tốt đẹp.
1. Người hay giận dữ, quát mắng người khác
Trong Phật giáo, người mang trái tim oán hận là một trong ba loại độc, làm tổn hại âm đức nhất. Mang lòng oán hận quá nặng, người đó nhất định sẽ khổ sở.
Trong "Thành duy thức luận" có nói: "Người có nhiều oán hận là ghen ghét thành tính, không kiểm soát được hành vi của mình, không sống yên ổn, làm nhiều điều ác."
Căm hận ám chỉ một loại trạng thái tâm lý thích than phiền, oán hận và quở mắng người khác. Dưới cách nhìn của Phật giáo, oán giận là nguồn gốc của tất cả tội ác. Thường xuyên oán hận sẽ ảnh hưởng đến may mắn và phong thủy của một người, thậm chí nó sẽ tạo ra tội, ra nghiệp không thể tưởng tượng được, khiến người đó phải nhận quả đắng, bạc phận phúc mỏng.
Trong "Nhập hành luận" có nói: "Một lần oán hận có thể hủy hết cả công đức mà bạn đã tích góp được trong nghìn kiếp, làm nhiều việc thiện bạn sẽ nhận được quả ngọt."
Oán hận có sức mạnh "huỷ diệt" ghê gớm, thiêu đốt hết cả rừng công đức. Trái tim oán hận càng nặng, bạn sẽ bị thiêu huỷ hết tất cả những công đức và phúc đức, cho dù bạn tích góp được phúc đức nhiều đến cỡ nào cũng không ngăn được việc bạn sẽ tiêu hao hết chúng.
2. Bất hiếu với cha mẹ
Cổ ngữ nói: "Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu". Con cái bất hiếu với cha mẹ thì không thể được người khác tín nhiệm cho dù việc nhỏ cũng như việc lớn. Khi bạn vô tâm, hờ hững với cha mẹ mình thì chắc chắn với những người ngoài, bạn cũng có thể phản bội.
Người bất hiếu với cha mẹ cho dù có vẻ thành tâm đối đãi với người khác, nhưng sâu xa cũng chỉ vì lợi ích cá nhân mà thôi. Một ngày nào đó, khi phải đứng trước lợi ích để đưa ra lựa chọn thì họ sẵn sàng bỏ qua đạo nghĩa.
Người bất hiếu không những có cuộc đời không thuận lợi, suôn sẻ mà khi về già cũng sẽ gặp tình cảnh giống như mình đã đối xử với cha mẹ lúc trẻ. Người xưa nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, cho nên người bất hiếu với cha mẹ sẽ không thể có được phúc báo về sau.
3. Sân si, bon chen thị phị
Người hay soi mói, mách lẻo chuyện nhà, chuyện người của người khác thì không tốt. Người thiện lương, ngay thẳng không bao giờ làm thế.Người xưa có câu: "Vàng không thuần khiết, người không hoàn mỹ" ý chỉ không có ai hoàn hảo song những khiếm khuyết đều có thể sửa. Khi chúng ta kết giao với người khác, nên nhìn nhiều điểm tốt của họ, đừng chăm chăm bới móc khuyết điểm của ngưởi khác cho lớn thêm. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ của người khác mà không thấy được những ưu điểm sáng chói của họ.
Bên cạnh đó, người có tâm tật đố kỵ, người khác hơn mình thì ganh ghét chính là nhỏ nhen. Nhận thức của người đó cũng rất hạn hẹp, mù quáng, không biết phân biệt phải trái đúng sai và rồi có ngày rơi xuống vực thẳm. Người có tâm tật đố kỵ mạnh mẽ không chỉ làm tổn thương người khác mà còn tổn thương chính mình, đồng thời cũng gia tăng tốc độ hao tổn phúc báo của chính mình.
4. Sống xa xỉ, phóng túng
Cổ nhân có câu “Phúc bất tận hưởng” (phúc là không thể hưởng hết. Ý chỉ rằng tiền bạc của cải mà một người có được là do phúc báo của người đó. Bởi vậy, người xưa đặc biệt răn dạy con cháu phải tích phúc, đối với vật phẩm cũng phải vô cùng quý trọng, không được phung phí. Nếu một người hưởng hết phúc mà không hành thiện tích đức thì tai họa sẽ đến ngay lập tức.
5. Người thường xuyên sát sinh
Phật Giáo cho rằng: "Trong tất cả các tội nghiệp thì sát sinh là tội nặng nhất." Nếu một người thường xuyên sát sinh thì sẽ gặp phải nhân quả vô cùng nghiêm trọng, tất nhiên người đó sẽ bạc phận phúc mỏng.
Trong "Đại trí độ luận" có khuyên người đời rằng: "Đừng nên cướp đi mạng sống của những sinh vật khác, nếu sát sinh con người sẽ phải chịu muôn vàn kiếp khổ đau."
Người có nghiệp sát sinh càng nặng thì phúc sẽ càng mỏng, nếu không thể ngừng việc giết hại họ sẽ phải nhận quả đắng đoản thọ (có tuổi thọ ngắn).
Theo Khoevadep