Sức mạnh của IS ở Libya như thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - IS bước chân vào Libya trong khi nước này đang hỗn loạn với sự tồn tại song song của 2 chính quyền và vô số các băng nhóm.

Binh lính IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho 1 số cuộc tấn công ở Libya, bao gồm cả vụ thảm sát ở khách sạn Corinthia ngay tại thủ đô Tripoli. Tuy nhiên, với rất nhiều các nhóm vũ trang đang hoạt động ở Libya thì rất khó để xác định sức mạnh thực sự của IS.
Suc manh cua IS o Libya nhu the nao? (cai tet)
Cuộc tấn công vào khách sạn Corinthia ở thủ đô Tripoli đã khiến 9 người thiệt mạng.
Cuối tháng 10/2014, 1 nhóm người có trang bị súng ở phía đông thành phố Derna đã gia nhập IS, nguyện trung thành với tổ chức với 1 đoạn phim diễu hành và tụ tập ở trung tâm thành phố.
Lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi đã vui mừng chào đón những người này gia nhập tổ chức, trong khi đó các cư dân thành phố thì lại lo lắng về những gì sẽ diễn ra.
Cuộc sống “bình thường” trong vòng 2 năm qua ở đây là thỉnh thoảng 1 số nhà chức trách địa phương lại biến mất không để lại dấu vết. Thành phố do đó phải nằm dưới luật lệ của chiến binh Hồi giáo với nỗ lực thi hành luật Hồi giáo Sharia của chúng.
Suc manh cua IS o Libya nhu the nao? (cai tet)-Hinh-2
 Binh lính IS diễu hành trên phố ở thành phố Derna
Các nhà hoạt động xã hội chống lực lượng dân quân Hồi giáo của thành phố hầu hết đều im lặng bởi ít nhất 3 người trong số họ đã bị chặt đầu nhưng vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên IS đã nhanh chóng xác nhận chúng đứng sau những cuộc tấn công khác ở Libya.
Từ cuối tháng 12/2014, 1 số vụ đánh bom nhắm vào các tòa đại sứ bị bỏ không và các tòa nhà an ninh địa phương ở thủ đô Tripoli cũng do IS thực hiện.
Tài liệu tuyên truyền
Rất khó để xác định chính xác thời gian IS xâm nhập vào Libya. Tháng 12/2014, quân đội Mỹ đã thông báo có bằng chứng rằng tổ chức khủng bố này đã thành lập các trại huấn luyện ở phía đông Libya. Trong khi đó, các báo cáo từ nước ngoài cho biết dân địa phương và các cựu thành viên của lữ đoàn Al-Battar, 1 đơn vị của IS hoạt động ở Syria, cũng đã lập chi nhánh ở Libya.
Vẫn chưa xác định được số lượng cụ thể của các đợt tuyển mộ lính mới và các trại đào đạo. Với rất nhiều ẩn số về mục đích sự hiện diện của IS ở Libya, nhiều người dân tại đây đã đặt câu hỏi với giới truyền thông liệu nhóm này có thực sự chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công mà chúng xác nhận hay không.
Tuy nhiên, các chuyên gia khủng bố lại cho biết IS không có thói quen lên tiếng nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công hoặc sự tàn bạo mà nhóm này có liên quan trực tiếp.
Tài liệu tuyên truyền tràn ngập trên mạng về các cuộc tấn công ở Libya đều đến từ chính các kênh tổ chức này thường sử dụng để phán tán thông tin ở Iraq và Syria.
1 số người phân vân không hiểu tại sao IS lại chú ý tới Libya. Đất nước này sở hữu lượng dân cư đông đúc theo giáo phái Sunni của đạo Hồi, trong khi đó IS đang hoạt động mạnh nhất ở các xã hội đa dạng như Iraq và Syria, nơi chúng đã lợi dụng sự bất mãn của giáo phái Sunni với các chính quyền mà giáo phái Shia chiếm ưu thế. Sự phân biệt này tạo nên khác biệt của IS khi chúng tìm kiếm khu vực để mở rộng lãnh thổ. 
Có ý kiến cho rằng chúng muốn thiết lập lãnh thổ ở nhiều địa phương để hợp pháp hóa ý tưởng rằng chúng là 1 nhà nước mà không chỉ là 1 nhóm ở khu vực Mesopotamia (ngày nay là Iraq, nhà nước Kuwait, đông bắc Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran).
Đối thủ của IS ở Libya
Nếu IS có kế hoạch chiếm các khu vực ở Libya như đã từng ở Syria và Iraq, chúng có thể sẽ thành công. Libya là 1 đất nước hỗn loạn về chính trị và an ninh từ năm 2011 do sự kiện lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và nhiều nhóm vũ trang đang tranh giành quyền kiểm soát.
Suc manh cua IS o Libya nhu the nao? (cai tet)-Hinh-3
 Sơ đồ hoạt động của các lực lượng tại Libya.
- Tripoli: chính quyền được bổ nhiệm từ nghị viện cũ đã thách thức tính hợp pháp của cuộc bầu cử năm 2014.
- Tobruk: chính quyền được quốc tế công nhận đã bị trục xuất khỏi thủ đô không lâu sau cuộc bầu cử năm 2014.
- Benghazi: thành phố thứ 2 và tổng hành dinh của cuộc cách mạng năm 2011, phần lớn đang nằm trong sự kiểm soát của binh lính Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda.
- Misrata: thành phố thứ 3 và hải cảng chính trung thành với chính quyền Tripoli. Dân quân của khu vực này nắm quyền kiểm soát thành phố.
- Derna: Khu vực hoạt động của IS
Nhóm Ansar al-Sharia có trụ sở đặt tại thành phố Benghazi là khó khăn đầu tiên IS gặp phải nếu tuyên bố thành lập chính quyền. Chính phủ đã mất hàng năm trời mà vẫn không thể ngăn được các vụ ám sát và đánh bom xảy ra ở Benghazi bởi “các nhóm không xác định”. Mặc dù Ansar al-Sharia và IS là đối thủ nhưng chúng vẫn có điểm chung là thi hành luật Sharia.
Tinh hình ở Libya hiện còn phức tạp hơn bởi có sự xuất hiện của 2 chính quyền đối địch nhau. Chính quyền được quốc tế công nhận đang ở phía đông Libya hiện khẳng định tất cả các cuộc tấn công đều do IS tiến hành. Chính quyền tự xưng còn lại đóng ở thủ đô Tripoli. 
Nhà nghiên cứu Francesco Stazzari làm việc trong Học viện Na Uy phụ trách các vấn để quốc tế (NUPI) cho rằng sự kiện IS xuất hiện ở Syria là “từng bước đạt mục đích theo kế hoạch đề ra”.
Libya không sở hữu quân đội trung lập hoặc lực lượng thống nhất đủ lớn để củng cố quyền lực trên toàn đất nước và sẽ mất hàng năm trời để xây dựng 1 lực lượng như vậy.
Tóm lại, IS đã cực kì khôn ngoan khi lợi dụng chính quyền tê liệt ở Syria và Iraq.
Hải Yến (theo BBC)