Khi và chỉ khi được mời, phóng viên mới được đặt chân trên Không lực Một (Air Force One) để tác nghiệp. Tuy nhiên, họ luôn nhớ phải tuân thủ rất nhiều quy tắc... có một không hai.
Chuyên cơ đặc biệt của Tổng thống Obama gồm có 3 tầng, trong đó có riêng một phòng dành để tập thể lực. Đương nhiên, luôn có có một bác sỹ tài năng túc trực trên mỗi chuyến bay.
Với rất nhiều quy tắc lạ, việc lên được chuyến bay của Không lực Một là không hề dễ dàng. Mỗi khi tổng thống Mỹ đi công cán, chỉ có tối đa 13 phóng viên được phép tháp tùng.
|
Chuyên cơ của Tổng thống Obama và lực lượng kiểm soát an ninh trong mỗi chuyến công du (Ảnh: Getty). |
Không gian dành cho các phóng viên bị hạn chế chính là nguyên nhân khiến các phóng viên trên chuyến bay không làm việc riêng cho tổ chức của mình mà làm việc cho mọi hãng tin tức. Tài liệu được phép cung cấp sẽ được chia sẻ cùng lúc tới tất cả phóng viên, không có lợi thế so sánh cho riêng ai.
Một phóng viên được mời gia nhập chuyến bay trên Không lực Một đồng nghĩa với việc họ được gọi là “sạch”.
Trước đó, ngay từ khách sạn, toàn bộ hành lý của phóng viên sẽ được hai nhân viên mật vụ mở để lục soát kiểm tra mọi thứ, kể cả quần áo bẩn. Tiếp đó, hành lý còn bị chó nghiệp vụ kiểm tra.
|
Thẻ chào mừng lên Không lực Một (Ảnh: BBC). |
Quy trình tiếp theo, các phóng viên phải bước qua một máy dò kim loại tinh vi. Từ đây, họ được xem là đã nằm trong đoàn và được sắp xếp đi theo đoàn xe của Tổng thống.
Tuy nhiên, một nhân viên mật vụ có vũ trang sẽ luôn được phân công luôn đi theo bảo vệ phóng viên. Nhân viên mật vụ này mang biệt danh “cao bồi”, mọi phóng viên sẽ phải tuân theo lệnh nhân viên mật vụ này.
Ngoài ra còn có một nhân viên báo chí Nhà Trắng đi theo đoàn. Từ khi khẩu lệnh: “Đoàn nhà báo, chúng ta lên đường!” được đưa ra, các thành viên trong đoàn không được phép tách ra bất kỳ khi nào. Tổng thống đi đâu nhà báo đi đó.
|
Ngoài ra còn có một nhân viên báo chí Nhà Trắng đi theo đoàn. Từ khi khẩu lệnh: “Đoàn nhà báo, chúng ta lên đường!” được đưa ra, các thành viên trong đoàn không được phép tách ra bất kỳ khi nào. |
Bên trong máy bay, mọi người đều có thể di chuyển. Tuy nhiên, hãy lưu nhớ nguyên tắc chỉ đi lùi từ vị trí ngồi ra phía sau. Tổng thống ngồi phía đầu và tất nhiên có thể di chuyển bất kỳ đâu. Ông có phòng ngủ, phòng tập thể hình và một phòng họp khổng lồ.
Giúp việc cho tổng thống là các nhân viên chủ chốt và quan chức cấp cao. Trên máy bay cũng có các đội liên lạc, ngồi túc trực trước hàng loạt máy tính được mã hóa, để tổng thống luôn có thể liên lạc với bất kỳ ai.
|
Không phải phóng viên nào cũng được lên chuyên cơ Air Force One, hầu hết phải bỏ tiền. |
Không lực Một có khu vực y tế, khu dành cho nhân viên an ninh và nhân viên mật vụ. Các phóng viên ở vị trí cuối cùng trong danh sách hành khách. Lên Không lực Một, phóng viên không được phát vé và dĩ nhiên, chỗ ngồi của họ không được đánh số. Trong khu vực dành cho báo chí, họ sẽ tìm được chỗ của mình tại nơi có một tấm thẻ được thiết kế như một thiệp mời, có ghi dòng chữ, ví dụ “BBC, chào mừng lên Không lực Một”.
Phóng viên được ngồi trên những tấm đệm thoải mái, có in dấu của Tổng thống Mỹ. Các ghế ngồi đều lớn hơn nhiều so với ghế trên khoang phổ thông máy bay thương mại, nhưng không thể ngả ra sau để thành giường.
|
Khu vực dành riêng cho phóng viên trên Không lực Một (Ảnh: Fox News). |
Ở phía sau nơi các phóng viên ngồi là một khu vực triển lãm và một căn bếp với đội ngũ đầu bếp luôn mua thực phẩm tươi để chế biến cho phù hợp. Các bữa ăn được mang lên trên những đồ gốm sứ có vân. Khăn giấy trên máy bay có đóng dấu của tổng thống Mỹ, kèm dòng chữ “Trên chuyên cơ của tổng thống”.
Món quà khiến các phóng viên thích thú nhất là những hộp sô cô la nhỏ hiệu M&M được sản xuất dành riêng cho Không lực Một. Ngoài hộp có dấu của tổng thống và ảnh của ông Barack Obama.
Sau khi rời máy bay, các phóng viên được cấp một giấy chứng nhận, được cơ trưởng chuyến bay ký tên với nội dung phóng viên đó từng là khách trên chiếc Không lực Một của tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo GDVN