|
Trùm phát xít Adolf Hitler và Thống soái Herman Goering
|
Theo các tài liệu nghiên cứu mới công bố, Chim bạc (Silver Bird) do nhà phát minh người Áo Eugen Saenger thiết kế, dưới sự ủy thác của người đứng đầu Không quân Đức Quốc xã Hermann Goering.
Thống soái Goering đã yêu cầu nhà vật lý tài năng Saenger chế tạo ra một phương tiện hủy diệt hiệu quả để giúp hắn tăng tín nhiệm trước Hitler. Mặt khác, lúc bấy giờ Georing cũng muốn tìm một cách để gây thiệt hại đáng kể cho nước Mỹ, quốc gia mới bước vào Thế chiến II và vừa bị Nhật Bản đánh bom một căn cứ Hải quân ở Trân Châu Cảng năm 1941.
Tại thời điểm đó, Đức không có loại máy bay nào có thể vượt Đại Tây Dương, mà không cần tiếp nhiên liệu.
|
Nhà vật lý người Áo Eugen Saenger. |
Theo dự án của Saenger, Chim bạc sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp (khoảng 80 dặm trên mặt đất) bằng một động cơ đẩy 100 tấn, di chuyển với vận tốc 13.000 dặm/giờ. Sau đó, nó sẽ tách ra và di chuyển tới độ cao cần thiết để có thể thả 36 quả tên lửa V-2. Và chỉ mất 30 giây sau khi khởi động, động cơ đẩy sẽ tách khỏi máy bay.
Bản kế hoạch dài 900 trang của Saenger còn mô tả rằng khi đến New York, Chim bạc sẽ cho nổ các quả bom bọc cát phóng xạ nhằm tạo ra một đám mây phóng xạ bên trên thành phố. "Đó là nguyên mẫu của một loại bom bẩn" - các nhà nghiên cứu cho biết.
Mặc dù kế hoạch này không trở thành hiện thực vì nó bị Georing bác bỏ và Đức Quốc xã đã tìm những cách thức khác để đánh bom Mỹ, nhưng những nghiên cứu của Saenger đã mở đường cho sự ra đời của các tàu du hành vũ trụ và tàu con thoi hiện đại.
"Những ý tưởng của Saenger đã ảnh hưởng rất nhiều tới các nghiên cứu về du hành không gian ở Mỹ sau chiến tranh. Một loạt các khái niệm tàu bay vũ trụ đã được phát triển dựa trên lý thuyết của ông" - tiến sĩ Daivid Baker, một nhà sử học không gian nói với tờ Daily Express của Anh.
|
Chim bạc do nhà phát minh người Áo Eugen Saenger thiết kế. |
Sau khi đế chế của Hitler sụp đổ, Saenger trốn sang Pháp, nơi ông qua đời vào năm 1964. Có thông tin cho rằng Saenger khi ở Pháp đã cố gắng thu hút sự chú ý của Joseph Stalin, người rất coi trọng các nhà toán học tài năng và các nhà phát minh cho các dự án thăm dò không gian, nhưng vẫn không thành công.
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:
Theo GDVN/Daily Mail