Đối với người Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam thì gạo là lương thực quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Gạo có đặc tính mềm, dẻo, ngọt giúp cho cơ thể khỏe khoắn, giàu năng lượng và no lâu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã cảnh báo rằng loại gạo này có khả năng gây ung thư nếu con người sử dụng.
Gạo mốc – loại gạo có khả năng gây ung thư cao nhất
Các loại gạo khi bị mốc là đã nhiễm nấm Aspergillus flavus – loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan. WHO đã xếp chất này vào nhóm gây ung thư số 1 – là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người.
Nếu nhìn bằng mắt thường bạn có thể nhận ra nấm aspergillis có màu xanh lá cây. Chúng sản sinh aflatoxin không mùi, không màu, không vị.
Gạo mốc sau khi vo sẽ trở nên trắng sạch như ban đầu. Nhiều người cho rằng như vậy là đã loại bỏ được độc tố trong gạo nên vẫn giữ lại gạo mốc để sử dụng cho khỏi lãng phí. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO thì nhiệt độ lên tới 280 độc C mới có thể tiêu diệt aflatoxin. Đối với việc nấu cơm theo cách thông thường thì không thể loại bỏ được độc tố này.
Đánh giá của WHO cũng cho thấy aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh và có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhất là gan và thận. Đối với người đang nhiễm virus viêm gan B thì khả năng aflatoxin gây ung thư gan là rất cao.
Cách nhận biết gạo mốc
Các loại gạo mà chúng ta mua về lúc đầu thường có màu trắng đẹp mắt. Cũng có những loại gạo không được cà sạch sẽ có màu trắng đục. Những loại gạo nếu như bị ẩm sẽ có hiện tượng chuyển từ màu trắng sang trắng ngà, vàng đục. Sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.
Một số gia đình khi làm bánh xèo thường ngâm gạo để xay lấy bột, sau 24 tiếng ngâm gạo đổi màu, nguyên nhân là do gạo đã bắt đầu ẩm mốc, xúc tác với nước làm quá trình biến đổi nhanh hơn.
Cách bảo quản gạo khỏi nấm mốc
Thời tiết ở Việt Nam khá ẩm nên bảo quản không đúng cách sẽ khiến gạo dễ bị mốc. Bạn có thể bảo quản gạo trong túi kín, tránh hiện tượng nấm mốc hay mối mọt xuất hiện. Bạn cũng có thể bảo quản gạo trong các thùng đựng gạo có kích thước tương đương. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng thùng sơn, thùng từng chứa hóa chất để đựng cạo.
Khi đựng gạo trong thùng bạn cũng nên đặt thùng gạo ở vị trí cao ráo, cách đất, kín để không bị ngấm nước vào.
Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep