Mẹo hay bảo quản khoai tây hữu hiệu
Bảo quản khoai tây bằng cát
Đầu tiên để bảo quản khoai tây được lâu ngày chúng ta cần xử lý cát. Dùng cát khô trong bảo quản khoai tây là để giảm sự bay hơi nước của khoai, tránh sự lây nhiễm do thối hỏng giữa các củ khoai. Cát dùng để ủ khoai tây cần được rửa sạch, phơi khô. Trước khi đưa khoai tây vào bảo quản, cần lót nền bằng cót hoặc nilon để tránh hút ẩm dưới nền. Dàn một lớp củ khoảng 20 cm, sau đó đổ một lớp cát vừa đủ che hết các củ khoai, rồi đến một lớp củ, một lớp cát kế tiếp. Khối ủ có thể cao 1,5 m, trên cùng là lớp cát phủ kín củ. Để tránh khoai tây tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian bảo quản, đậy một lớp bìa các-tông hay nilon tối màu ở trên khối ủ.
Bảo quản khoai tây trong bóng tối và mát mẻ
Như chúng ta đã biết, củ khoai tây được trồng dưới đất, với môi trường tối và lạnh. Theo các chuyên gia, nhiệt độ tối ưu để bảo quản khoai tây là 7 đến 12,5 độ C, tuy nhiên, thật khó để có thể có điều kiện lý tưởng này khi ở nhà. Chính vì vậy, bạn có thể giữ khoai ở nơi tối và mát mẻ nhất, tránh sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp…).
Bảo quản khoai tây trong giỏ hoặc túi
Một cách để giữ khoai tây được tươi mới chính là sự lưu thông không khí thích hợp. Do đó, bạn có thể đặt khoai tây trong giỏ hoặc túi có sự lưu thông gió tốt xung quanh. Bạn có biết, hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới, đó là cách bảo quản rất tốt, bạn đừng chuyển khoai tây sang một cái túi kín khác. Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi và nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây, thông tin trên Dân Trí.
Bảo quản khoai tây bằng cách tránh xa hành tây và các loại hoa quả
Ngoài những cách hữu hiệu trên nên bỏ túi ngay mẹo hay sau để bảo quản khoai tây. Không để chung khoai tây với hành tây và các loại hoa quả. Theo nghiên cứu, khoai tây nên được bảo quản riêng, tránh xa hành tây, táo, chuối và các loại hoa quả tạo ra khí ethylene. Khí này sẽ khiến khoai tây trở nên "lão hóa" nhanh hơn và khiến chúng mọc mầm nhanh hơn.
Ăn khoai tây thường xuyên tốt cho sức khỏe.
Một số dấu hiệu của củ khoai tây tuyệt đối không được ăn kẻo "rước bệnh vào người"
- Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh: Củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo khi vỏ chuyển dần sang màu xanh, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.
- Củ khoai mục nát: Phần thịt củ khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay.
- Củ khoai bị mọc mầm: Theo báo Tiền Phong, thời gian qua mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine mà con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Khoai tây màu xanh lục nguy hại cho hệ thần kinh: Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học.
Lưu ý: Việc bảo quản khoai tây trong tủ lạnh là điều tối kỵ. Điều này khiến hàm lượng tinh bột trong khoai tây chuyển hóa thành đường, làm thay đổi các chất trong khoai tây khi được nấu chín.
Nếu muốn sử dụng tủ đông để bảo quản lâu dài, lời khuyên cho bạn chính là hãy cắt nhỏ khoai tây, luộc sơ trước khi cho vào tủ đông. Ngoài ra, hãy đảm bảo khoai tây được ráo nước hoàn toàn trước khi bạn cho chúng vào tủ đông.
Khi thấy củ khoai tây có vỏ xanh và thịt khoai đã mềm thì bạn không nên ăn.
Những lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe
Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Củ khoai tây rất giàu vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường. Đặc biệt, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.
Điều trị chứng loét dạ dày
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện, khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó, mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
Chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.
Giúp giảm cân
Khoai tây được coi là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ nên thường được đề xuất trong chế độ ăn cho những người có kế hoạch giảm cân. Nó làm đầy dạ dày khiến cơ thể không cảm thấy đói trong thời gian dài.
Theo Trúc Chi/ Người Đưa Tin