Tôi lấy anh khi còn là sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Y Hà Nội. Tôi cưới phần vì cảm nắng anh, phần vì muốn quên đi tình đầu 4 năm của mình.
Vừa kết hôn xong, tôi bắt đầu lên kế hoạch sinh con vì luôn nghĩ con cái chính là gốc rễ của tình yêu, sự bền vững. Và cậu con trai đầu lòng của chúng tôi chào đời. Anh cùng hai bên gia đình nội ngoại ai cũng phấn khởi, vui mừng.
Anh làm xây dựng hay phải đi công tác xa nhưng từ ngày lên chức bố, anh xin sếp sắp xếp ngồi văn phòng, sáng đi tối về nhà với mẹ con tôi. Anh bảo công việc có thể thay đổi hoặc phấn đấu sau, còn vợ con mới là trên hết. Anh không muốn tôi tủi thân khi phải sữa bỉm một mình. Anh sợ 6 tháng đầu đời của con thiếu vắng hơi ấm của cha. Chính sự ân cần ấy đã làm trái tim tôi rung động.
Chị Lam hiện sinh sống ở Lào Cai chia sẻ câu chuyện của mình
Cuộc sống của vợ chồng tôi cứ thế trôi qua trong hạnh phúc. Anh vẫn vậy, sáng dắt xe đi làm, xế chiều về chơi với con. Buổi tối chúng tôi cùng ăn cơm, kể truyện cổ tích cho con nghe, dạy con học đàn piano hoặc đưa con đi xem xiếc thú,...
Thằng nhỏ 4 tuổi, tôi mang bầu bé thứ 2. Đây cũng là thời điểm anh bắt đầu thay đổi khiến tôi không nhận ra chồng mình.
Mời quý vị xem video: Tại sao người ta lại ngoại tình?
Khác với hồi sinh bé đầu, lần này anh không hề quan tâm đến mẹ con tôi. Tôi có nhẹ nhàng bảo mong anh để ý đến con gái một chút cho nó cảm nhận được tình yêu thương của bố. Anh cười nhẹ một cái rồi đáp: “Nhà 4 cái miệng ăn. Tôi phải tăng ca mới có đủ tiền chi tiêu sinh hoạt và mua bỉm sữa cho con. Tôi đâu rảnh như cô”.
Anh buông những lời đó, tôi chết lặng vì không nghĩ chồng lại nói như vậy. Tôi cố trấn an tâm lý bản thân bằng hàng loạt lý do: anh đang áp lực công việc, anh mệt mỏi,... thậm chí anh không thích con gái. Nhưng không, anh cũng chẳng dành thời gian quan tâm bé lớn. Anh thấy thằng nhỏ lộn nhào từ trên ghế xuống dưới đất mà vẫn thản nhiên ngồi ôm chiếc điện thoại nhắn tin, mặc kệ con khóc.
Sau nhiều lần anh vô tâm, tôi nảy sinh nghi ngờ anh có người phụ nữ khác. Bởi chỉ có vậy anh mới không thiết tha gì vợ con, gia đình.
Tôi thở phào nhẹ nhõm và trách mình ở nhà lâu quá nên suy nghĩ lung tung. Tôi tự hứa với chính mình rằng sẽ không làm phiền, để anh tập trung làm việc kiếm tiền. Kể cả anh không quan tâm con cũng không sao. Tôi có thể chăm sóc các con thay anh bởi “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Chết lặng khi mở cánh cửa phòng
Các con khỏe lại, tôi xin bố mẹ chồng đưa các cháu về quê ngoại chơi vài tuần. Anh vui vẻ đưa mẹ con tôi ra bến xe và không quên bảo cuối tháng lên thăm. Lâu lắm rồi tôi mới thấy anh cười nói nhiều đến thế.
Một tuần... hai tuần trôi qua, tôi vẫn không thấy anh lên thăm các con. Lũ trẻ cũng nhắc đến bố của chúng nhiều nhưng tôi nhất định không gọi, bao giờ anh nhớ thì lên không thì thôi. Tôi không muốn ép anh.
Vài ngày sau, bố mẹ tôi phải gọi xuống dưới nhà nhờ bố mẹ chồng nhắn anh lên ăn lễ tân gia của ông bà. Như thế anh mới chịu lên thăm hai đứa trẻ.
Mới 3 tuần không gặp anh, tôi không nhận ra đó là chồng mình. Anh gầy và xanh xao trông thấy. Thi thoảng, anh lại ngáp ngủ liên hồi. Tôi nghĩ do anh làm ngày làm đêm lại không có vợ chăm sóc nên vậy.
“Thằng Hùng nghiện đúng không?”, câu nói của chú ruột làm tôi giật mình. Tôi không tin anh nghiện vì xưa nay đến ngửi mùi thuốc lá anh còn ghét thì sao dám chơi thuốc phiện. Tôi một mực khẳng định anh hoàn toàn bình thường. Nhưng dù tôi nói thế nào, bố mẹ vẫn không tin và ép anh phải đi làm xét nghiệm máu.
Tôi giận bố ra mặt. Còn anh vẫn giữ vẻ mặt bình tĩnh và trả lời từ tốn: “Đón Lam và các cháu về dưới nhà xong con sẽ đi khám sức khỏe và gửi lên cho bố mẹ xem”. Chính thái độ ấy khiến tôi càng tin tưởng anh hơn.
Về dưới nội, vợ chồng tôi vẫn bình thường. Tôi ở nhà chăm con, còn anh vẫn đi làm và đưa lương đều đặn nhưng số tiền cứ ít dần đi. Tôi không dám hỏi anh vì nghĩ mùa mưa bão nên công ty không nhận được nhiều dự án xây dựng.
Rồi một buổi chiều cuối tuần, tôi vội đẩy cửa phòng thì thấy cảnh tượng anh đang vật vã hít thuốc phiện. Tôi chết lặng và hét: “Anh đang làm gì vậy”. Nhưng anh đang phê thuốc chẳng quan tâm đến những gì xung quanh.
Tại sao… tại sao anh lại có thể là kẻ nghiện ma túy? Giờ đây tôi phải đối diện với bố mẹ mình như thế nào? Các con sẽ ra sao khi có một người bố nghiện?… Hàng loạt câu hỏi cứ hiện ra trong tâm trí khiến tôi quay cuồng.
(*)Tít bài đã được Kiến Thức đặt lại.
Theo Khai Tâm (ghi) (Khám phá)