Viện sĩ Sun Yan – Khám sức khỏe định kỳ
Không giống những bệnh lý khác, ung thư giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Nguyên nhân bởi tế bào ung thư “ẩn náu” rất kỹ. Khi cơ thể cảm nhận sự bất thường thì tế bào ung thư đã phát triển mạnh, di căn. Điều trị thời điểm này khó mang lại kết quả, người bệnh chịu nhiều đau đớn.
May mắn thay, phát hiện sớm không chỉ giảm bớt khó khăn trong điều trị mà còn nâng cao đáng kể tỷ lệ sống thêm 5 năm. Vì vậy, tầm soát ung thư định kỳ là vô cùng quan trọng, không phân biệt giới tính, độ tuổi.
Viện sĩ Hao Zishan – Theo đuổi chế độ ăn lành mạnh
Tuổi tác và chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc ung thư. Do đó, kiểm soát chế độ ăn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực ngừa bệnh. Theo Viện sĩ Hao Xishan, chúng ta nên tuân thủ 5 nguyên tắc ăn uống gồm tăng cường thức ăn thô, ăn nhạt, ăn đa dạng, ít chất béo và tăng cường rau xanh, trái cây.
|
Ảnh: Science Talk. |
Viện sĩ Badenian – Duy trì tâm trạng vui vẻ
Viện sĩ Badenian chưa bao giờ ủng hộ việc dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để tăng cường khả năng miễn dịch. Ông tin rằng sức khỏe không thể được duy trì bằng cách uống thuốc. Bí quyết ngừa ung thư của ông đơn giản là duy trì tâm trạng vui vẻ. Trạng thái tâm lý tốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Ông cho rằng sống lành mạnh là thuận theo tự nhiên. Stress, cáu giận,... làm tăng tiết adrenaline, ức chế hệ miễn dịch, suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, tế bào ung thư có cơ hội phát triển, di căn.
Viện sĩ Tang Zhaoyou – Bài tập ngừa ung thư tốt nhất là bơi lội
Tập luyện rất có lợi cho sức khỏe nói chung, nỗ lực ngừa ung thư nói riêng. Trong số các bài tập, viện sĩ Tang Zhaoyou đánh giá cao môn bơi.
Thực vậy, viện sĩ Tang Zhaoyou từng theo dõi sức khỏe của một bệnh nhân ung thư gan. Tế bào ung thư đã di căn tới máu, được chỉ định hóa trị. Song song quá trình điều trị, bệnh nhân này tích cực bơi mỗi ngày.
|
Ảnh: Science Talk |
Kết quả là bệnh nhân ngày càng hồng hào, kiểm soát sức khỏe ổn định tới nay được 11 năm. Để kiểm chứng phát hiện của mình, viện sĩ tiến hành nghiên cứu những con chuột có tế bào ung thư. Kết quả là những con chuột theo chế độ bơi hợp lý có thể sống lâu hơn những con không tập luyện và tập luyện bằng cách khác.
Viện sĩ Fan Daiming – Làm việc phải khoa học
Viện sĩ Fan Daiming luôn nhắc nhở sinh viên của mình dù bận rộn thế nào cũng phải nghỉ ngơi hợp lý, tuyệt đối không thức khuya. Thức khuya thời gian dài khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, không có thời gian tự sửa chữa. Hậu quả là chức năng cơ thể suy giảm, đột biến tế bào tăng cao.
Để tránh thức khuya, mỗi chúng ta nên lên thời gian biểu phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Viện sĩ Fan Daiming chỉ ra một nghịch lý chúng ta thường làm. Cụ thể, 12 giờ trưa là thời điểm sinh khí mạnh nhất, chúng ta dành để ngủ. Trong khi đó, 12 giờ đêm là thời điểm sinh khí kém nhất, chúng ta lại cố sức để làm việc. Điều này khiến nhiều người gặp rắc rối sức khỏe.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác?
Định Tâm (Theo ABLW)