Ăn mướp thường xuyên tốt cho sức khỏe như thế nào?
Trong y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Không chỉ quả mà nhiều bộ phận khác của cây như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh rẻ và hiệu quả hữu hiệu.
Đặc biệt, trong Đông y, quả mướp vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch... Có thể sử dụng các bộ phận của cây mướp như lá, quả… để chữa một số bệnh ngoài da, bệnh trĩ, bệnh khớp, bệnh ho và cả thông sữa cho bà bầu.
Đáng chú ý, trong y dược học hiện đại phát hiện trong quả mướp có protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Vì vậy, đây là loại quả tuyệt vời để giải nhiệt mùa hè, giúp điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa.
Loại quả này còn giàu kali, giúp lợi tiểu, tiêu phù, và điều chỉnh huyết áp cao. Vitamin B có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và duy trì thể lực. Vitamin C trong mướp giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
|
Quả mướp được bàn bán nhiều ở chợ với giá rất rẻ. Ảnh minh họa. |
Ăn mướp thường xuyên giúp bổ não
Thông tin trên báo Tiền Phong, trong quả mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.
Nếu cơ thể thiếu sắt không chỉ gây ra bệnh thiếu máu mà còn tạo ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và giảm khả năng vận động. Theo đó, thường xuyên bổ sung mướp vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe.
Tốt cho máu
Trong quả mướp giàu vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.
Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Bạn có biết, mangan có trong mướp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích để ngăn ngừa các vấn đề về mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số các loại rau củ.
Những thực phẩm đại kỵ với mướp, biết để tránh kẻo "hại thân"
|
Quả mướp giàu vitamin. Ảnh minh họa. |
Củ cải trắng không nên kết hợp với mướp
Nếu ăn củ cải trắng nấu cùng mướp có thể gây khó chịu cho cơ thể. Bởi cả hai loại thực phẩm (củ cải trắng và mướp) đều là thực phẩm lạnh và ăn cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị cảm lạnh và lạnh cùng một lúc, điều này sẽ dễ gây ra sự khó chịu và gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Cải bó xôi không nên kết hợp với mướp
Cải bó xôi cũng là một loại rau được mọi người rất ưa thích, nó có tính lạnh, chứa nhiều chất xơ và chất bột đường, nếu ăn chung với mướp sẽ làm tăng nhanh nhu động đường ruột, có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy nặng.
Mẹo hay chọn mướp thơm và ngon
Không nên chọn quả quá thẳng
Mướp là loại rau mọc tự nhiên, thuộc họ dây leo, sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, phân bón... khiến quả mướp thường hơi cong một chút.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại mướp thẳng đuột, nhìn đẹp mắt nhưng có thể chúng đã được can thiệp bằng cách phun thuốc tăng trưởng. Vì vậy, khi mua mướp, bạn không nên chọn quả quá thẳng. Những quả mướp hơi cong một chút sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Ngoài ra, nên chọn những quả mướp có hình dạng thuôn đều, hai đầu có kích cỡ tương đương nhau.
Màu sắc đậm sẽ ngon hơn
Một số người cho rằng những quả mướp có vỏ xanh nhạt sẽ mềm hơn. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Mướp phát triển tự nhiên cần nhiều ánh nắng trong quá trình sinh trưởng nên những quả phát triển tốt thường có màu sắc đậm hơn.
Không chỉ ở Việt Nam, mướp còn khá phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc. mướp lại trở thành “đặc sản” khoái khẩu và bán rất chạy ở xứ tỉ dân. Mướp tại đây được bán với giá là 20 NDT/kg. Tuy nhiên ở các thành phố của Trung Quốc, giá đã tăng gấp đôi lên 40 NDT/kg, tương đương hơn 133.000đ/kg. Trong khi đó, tại Việt Nam, mướp chỉ có giá khoảng 15.000-60.000 đồng/kg.
Theo Người đưa tin