Tinh thần căng thẳng
Bác sĩ Y khoa nổi tiếng tại Mỹ cho biết: “Lo lắng hoàn toàn có thể đánh thức bạn vào ban đêm. Trên thực tế, khó ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn lo âu”.
Não có xu hướng làm căng thẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến ta không có được giấc ngủ sâu và giật mình thức giấc lúc nửa đêm. Khi ta suy nghĩ về điều đó, ta sẽ đặt não vào thế chiến – hay – chạy (fight – or – flight, hay còn gọi là phản ứng tăng nhạy cảm quá độ) và kết quả là không thể ngon giấc.
Ảnh minh họa
Chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn thấy mình giật mình tỉnh giấc giữa đêm và cảm thấy cần lấy lại hơi thở, thì chứng ngưng thở khi ngủ có thể là thủ phạm.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các cơ trong cổ họng của bạn giãn ra quá mức, làm hẹp đường thở, khiến lượng oxy của bạn giảm xuống.
Quá đói hoặc quá no
Ăn quá nhiều một bữa quá gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Một lý do tiềm ẩn đằng sau điều này là trào ngược axit – tình trạng axit trong dạ dày di chuyển lên cổ họng và gây ra chứng ợ nóng vào ban đêm.
Bên cạnh đó, có một sự thật đơn giản là cái bụng cồn cào và đau quặn cũng có thể đánh thức bạn vào ban đêm. Cơn đói làm rối loạn lượng đường trong máu khi ngủ, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome – RLS) là hội chứng bệnh thần kinh, biểu hiện là cảm giác khó chịu chủ yếu ở hai chi dưới, thúc đẩy người bệnh phải cử động chân để giúp giảm cảm giác khó chịu.
Ảnh minh họa.
Tỉnh giấc giữa đêm có nguy hại không?
Hầu hết chúng ta thức dậy ít nhất một lần mỗi đêm nhưng có thể trở lại giấc ngủ mà không cần cố gắng nhiều.
Nếu bạn thức dậy trong thời gian dài ít nhất 3 đêm một tuần và nó tiếp tục trong ít nhất 3 tháng dẫn đến việc bạn không thể hoạt động bình thường trong ngày thì đây được gọi là chứng mất ngủ mãn tính.
Chứng mất ngủ kinh niên khác với việc chỉ ngủ một giấc ngắn - một số người có thể hoạt động tốt và cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ thường xuyên sáu giờ hoặc ít hơn mỗi đêm.
Nếu bạn thức giấc ít nhất 3 đêm một tuần trong ít nhất 3 tháng và dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động vào ban ngày, hãy đến bác sĩ kiểm tra. Việc ghi nhật ký về những lần thức giấc này và cảm giác của bạn khi thức dậy sẽ giúp ích cho bạn. Hãy thử trả lời một số câu hỏi sau:
Bạn đã gặp ác mộng?
Bạn có quá nóng hoặc quá lạnh?
Bạn có bị bốc hỏa hoặc tim đập nhanh không?
Bạn có đói hay bạn đã ăn quá nhiều?
Bạn đã ngủ trưa sớm hơn hay thay đổi thói quen ngủ của mình?
Làm thế nào để không bị tỉnh giấc giữa đêm?
Giữ một lịch trình ngủ đều đặn và thói quen đi ngủ thư giãn.
Tránh dùng caffeine vào buổi chiều và buổi tối, tránh uống rượu ngay trước khi đi ngủ.
Hãy vận động vào ban ngày để tạo giấc ngủ và tăng cơ hội ngủ qua đêm.
Tránh dành quá nhiều thời gian trên giường, hầu hết mọi người chỉ cần ngủ từ 7 – 9 giờ.
THeo T.Linh/ Gia đình Việt Nam