Sau một đêm dài, sáng thức dậy miệng khô khốc là điều khó tránh khỏi, tin rằng lựa chọn đầu tiên của nhiều người là uống một cốc nước khi bụng đói. Song, một số người lại có quan điểm khác, họ cho rằng uống nước khi bụng đói không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn có hại hơn cả việc bỏ bữa sáng!
Như chúng ta đã biết, bỏ bữa sáng rất có hại, dễ dẫn đến hạ đường huyết, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi túi mật… Người bỏ bữa sáng dễ béo phì nếu ăn trưa và tối quá no.
Trong mắt nhiều người, vì uống nước khi bụng đói còn hại hơn bỏ bữa sáng nên những mối nguy hại nêu trên phải tồi tệ hơn bất kỳ mối nguy nào khác. Tất nhiên là không phải như vậy, uống nước khi bụng đói sẽ không gây hạ đường huyết, không gây loét dạ dày và sỏi túi mật, không gây béo phì.
|
Ảnh minh hoạ. |
Tất nhiên, vẫn có những người cho rằng buổi sáng chưa đánh răng miệng chứa đầy vi khuẩn, nếu bụng đói mà uống nước thì những vi khuẩn này sẽ được nuốt trực tiếp vào cơ thể.
Trên thực tế, cho dù bạn có uống nước khi bụng đói hay không thì trong miệng của chúng ta cũng có rất nhiều vi khuẩn, có nuốt phải cũng không sao, bởi vì có rất nhiều axit dịch vị trong dạ dày của chúng ta, những axit này có tác dụng diệt khuẩn, có thể trực tiếp loại bỏ vi khuẩn theo vào từ đường miệng.
Thực tế, uống nước khi bụng đói không những không hại mà còn có lợi, sau một đêm dài không uống nước, cơ thể đã bị mất nước, thiếu nước khiến miệng khô lưỡi khô. Bên cạnh đó, sau một đêm dài, máu trở nên nhớt hơn và tốc độ chảy chậm lại đáng kể, uống nước vào thời điểm này không chỉ giúp giải quyết vấn đề khô miệng mà còn giúp cải thiện lưu thông máu, giúp nhuận tràng, nhờ đó phân bớt khô hơn. Vì vậy, hãy thoải mái uống nước khi bụng đói.
Có người nói uống nước ấm, có người nói uống nước muối nhạt, có người nói uống nước tinh khiết,... Vì nước uống rất quan trọng, vậy chúng ta cần loại nước nào?
1. Không uống nước muối khi bụng đói
Nhiều người thích uống nước muối khi bụng đói vì nghĩ rằng nó có thể tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
Trên thực tế, uống nước muối khi bụng đói còn có hại cho sức khỏe hơn, nước muối chứa rất nhiều natri, uống nước muối khi bụng đói trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều natri, hàm lượng natri cao là yếu tố gây tăng huyết áp.
Hàm lượng natri cao cũng sẽ ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của cơ thể, uống nước muối không những không giải quyết được tình trạng khô miệng mà sẽ khiến lượng natri hấp thụ vào cơ thể nhiều, dẫn đến tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn.
2. Không uống nước nóng khi bụng đói
Nhiều người thích uống nước nóng vào buổi sáng khi bụng đói, cho rằng nước nóng rất tốt cho cơ thể, song uống nước quá nóng khi bụng đói càng gây hại cho sức khỏe.
Niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày của chúng ta rất mỏng manh, không chịu được nhiệt độ quá cao, nếu nhiệt độ của nước vượt quá 65°C, không những dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày mà còn dễ gây ung thư.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế liệt đồ uống nóng trên 65°C vào chất gây ung thư 2A, vì uống đồ uống nóng trên 65°C sẽ kích thích liên tục niêm mạc thực quản, lâu ngày dễ dẫn đến xói mòn, viêm, loét niêm mạc thực quản, thậm chí ung thư.
Nhiều người sẽ hỏi, uống bao nhiêu nước khi bụng đói là phù hợp?
Không có lượng cụ thể, nói chung chỉ cần miệng không khô thì không nên uống nhiều, bởi vì chúng ta sắp ăn sáng, uống nhiều nước sẽ khiến bạn đầy bụng, không có lợi cho việc ăn uống. Ngoài ra, uống quá nhiều nước sẽ làm loãng axit trong dạ dày, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Ngoài ra, hai loại đồ uống khác tuyệt đối không được uống khi bụng đói, một là đồ uống có ga chứa nhiều đường và hai là đồ uống có cồn, cả hai loại đồ uống này đều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cẩn trọng với chất lượng nước uống đóng bình giá rẻ
Kiều Dụ (Theo ET)